“Hào nhoáng” là cái nhà to đùng lộng lẫy, là cái đám người ăn mặc cầu kỳ sang trọng bước vào nhà, là cái ông đeo găng tay trắng cầm que đứng vung vẩy trên bục, là bao nhiêu nhạc công ngồi ôm bao nhiêu nhạc khí... Hào nhoáng là cái sân khấu đèn đuốc sáng choang, là một hai ba bốn năm sáu kẻ vận y phục “tự chế” nhảy nhót uốn éo vặn vẹo lắc ngoáy như đang lên đồng (đồng Tây!), là trùng trùng khán giả cũng đang “lên”! Và thử ngẫm xem, dù quý tộc dù bình dân, dù truyền thống dù hiện đại, bản thân cái thứ âm thanh gọi là nhạc ở phương ấy bao giờ nó cũng “hào nhoáng”! Nhoáng tai nhoáng mắt, thảo nào rất dễ “nhoáng” cả lòng, mà thấy... ôi hay! (Thu Tứ)



Trần Văn Khê, “Hào nhoáng và tế nhị”




Tuy được tiếp xúc với nhiều nền âm nhạc (...) khắp hoàn cầu nhưng tôi một lòng yêu quí nền âm nhạc truyền thống Việt Nam, không bị quyến rũ bởi cái hào nhoáng bên ngoài mà quên cái tế nhị kín đáo bên trong.


(
Hồi ký Trần Văn Khê, nxb. Trẻ, 2001, 5 quyển, q. 3, “Vài dòng giao cảm” (tức lời nói đầu). Nhan đề phần trích tạm đặt.)