Tản Đà có lần bảo: “Chữ quốc ngữ của ta, âm và vận so với chữ nước khác, hãy nói như chữ Tàu, thì rất là giàu đủ và tách bạch hơn.”.(1)

Hàng 300 năm trước Tản Đà, tình hình hơn kém giữa hai thứ tiếng đã như thế rồi, như Crisphoro Borri cho biết. (Ông nói về tiếng Đàng Trong vì ông chỉ biết Đàng Trong, nhưng tất nhiên chỗ đặc biệt mà ông thấy đó là của tiếng Việt nói chung.)

(Thu Tứ)

(1) Xem Âm Vần Tiếng Việt, Tiếng Tàu của TĐ.



Borri, C., “Tiếng Việt, tiếng Tàu”




Mặc dầu ngôn ngữ của người Đàng Trong cũng giống ngôn ngữ của người Trung Hoa, vì cũng như người Trung Hoa họ dùng những từ chỉ có một vần nhưng đọc và xướng lên với nhiều cung và giọng khác nhau, giữa hai ngôn ngữ có sự khác biệt: tiếng Đàng Trong dồi dào hơn về nguyên âm, vì thế dịu dàng và êm ái hơn.


(Trích Cristophoro Borri,
Xứ Ðàng Trong năm 1621, Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghi dịch và chú thích, nxb. TPHCM, 1998. Nhan đề phần trích tạm đặt.)