Chùa Một Cột bây giờ chỉ to trong lòng người Việt Nam. Nhưng cách nay non nghìn năm, vào thời Lý, chùa to cả trong đời. Theo Chu Quang Trứ, chùa kiến trúc trên cột đá cao hàng chục mét, dựng giữa hai lớp hồ, "quanh đỉnh cột chạm bông hoa sen nghìn cánh, trên hoa sen (xây) tòa điện màu xanh, trong điện có pho tượng Phật mình vàng".(1)

Chùa đã to lạ, mà cái ý nghĩa của dáng chùa càng lạ. Theo Nguyễn Ðăng Thục dưới đây, thì cái kiến trúc độc đáo kia có gốc Chiêm Thành. Nói rõ hơn, cột đá ấy và hồ hai lớp ấy có ý nghĩa tượng trưng cho một bộ
linga-yoni!!!

Chùa thờ Phật xây trên đỉnh tượng thần Shiva, tôn giáo hòa đồng!

(Thu Tứ)

(1) Chu Quang Trứ,
Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, nxb. Mỹ Thuật, VN, 2002.



Nguyễn Đăng Thục, Đài Sen Một Cột



(...) Linga-yoni của Chiêm Thành xưa. Người Việt Nam thời Lý đã thay bằng “Ðài Sen Một Cột” ở giữa cái hố vuông như ngôi Chùa Một Cột hay Diên Hựu, dáng chừng ảnh hưởng Nho học trọng hình thức lễ nghi trừu tượng hơn là hình thức cụ thể cho nên đã hóa trang đi như thế.


(Nguyễn Ðăng Thục,
Phật giáo Việt Nam, nxb. Mặt Ðất in lần thứ nhất, Sài Gòn, 1974, nxb. An Tiêm tái bản, Pháp và Mỹ, 2002, tr. 95-96.)







_______________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.