Ðiển hình lối viết trong sách Nguồn gốc Mã Lai..., ý kiến của Bình Nguyên Lộc về nước Sở không tập trung nơi nào cả mà xuất hiện rải rác ở rất nhiều nơi. Chúng tôi nhặt và chắp một số ý, nhằm giúp bạn đọc dễ có một cái nhìn tổng quan về đề tài này.

Chuyện nước Sở, BNL còn nhiều ý kiến khác đi vào chi tiết, xin dành cho dịp khác.

Chắc hiếm người biết Sở kỹ bằng ông. Ngoài biết, ông còn đoán, nhiều khi bất ngờ.

(Thu Tứ)



Bình Nguyên Lộc, “Nước Sở”



Sông Hán là phụ lưu của sông Dương Tử, chảy từ bắc xuống nam và cùng với sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và ranh giới Thiểm Tây và Tứ Xuyên tạo thành một khu tứ giác (...) khu tứ giác đó (...) chủ đất (...) thuộc một chủng mà họ (tức người Tàu) gọi là Việt, lần đầu tiên (tên Việt xuất hiện trong sử Tàu) (...) dân di cư (tức người Tàu) (...) gọi (đất đó) là (...) Kinh Man (...) hoặc Kinh Cức (cức là một giống cây gai) (...) về sau (...) cũng gọi là (...) Kinh Việt (...) (tr. 142-143)

Vua nhà Hạ (...) chia nước ra làm 9 châu (tr. 147) (...) đất Kinh Việt (...) (được đặt tên) là châu Kinh (tr. 147) (...) (là) tỉnh Hồ Bắc ngày nay (tr. 145)

Ở phía đông châu Kinh, đất cũng là do dân Việt làm chủ (...) họ đặt tên là Dương Việt (...) (rồi) châu Dương (...) tại sao họ dám nhận càn hai vùng đó là châu của họ? Vì (...) họ đã gặp đất tốt (...) mà họ quyết chiếm (...) Họ chánh thức hóa một việc chưa xảy ra (...) để nhắc nhở (...) công việc (...) phải làm (tr. 148)

Người Tàu lần lượt đến thêm, càng năm càng đông (...) khi (...) vua nhà Chu hay tin ở châu Kinh đã đông dân Tàu (...) (bèn) phong cho Hùng Dịch (...) tước Tử (tới cai trị) (tr. 146) (...) trong Xuân Thu, Khổng Tử chép (...) năm 1115 T.K. (...) Chu Thành Vương phong cho Hùng Dịch ở đất (...) châu Kinh (tr. 782)

Dân Việt ở Kinh Man ra sao?

Mãi cho đến đời Xuân Thu (...) mà Tả Khâu Minh còn ám chỉ đến một “ngôn ngữ Việt” (...) Tả truyện kể chuyện quan lịnh doãn nước Sở là Tử Ngươn đi đánh nước Trịnh, đến bên thành Trịnh thì thấy dân chúng bình tĩnh như không có gì, lại còn lên đầu thành mà nói chuyện vói xuống bằng tiếng nước Sở, tức tiếng Việt (...) nước Trịnh nằm vắt ngang sông Hoàng Hà, “nửa nam, nửa bắc”, nói theo sử Tàu. Dân Việt ở nước Trịnh đã bị Hoa hóa hết cả rồi và họ nói tiếng Tàu, nhưng nhờ ở giáp ranh với nước Sở, nên họ biết ngôn ngữ của Việt đất Sở (...) chớ không phải họ là dân Việt (tr. 153)

(Dân Việt ở Kinh Man) còn mang năm biệt sắc chung cho toàn khối là tả nhậm (tức lấy bên tả làm bên thuận), xâm mình (...) xén tóc ngắn (...) một vài nhóm (...) cài nút áo bên trái và nhuộm răng đen (tr. 162) (...) (Họ đã) văn minh khá cao (...) Văn minh đó là của họ sáng tạo ra chớ không phải bắt chước của Tàu (tr. 161) (...) họ tiến đến (thời đại) đồng pha không biết từ bao lâu rồi, chỉ biết đời Tây Chu họ đã có trống đồng pha (...) (kỹ thuật) đồng pha (là) do họ tự (sáng kiến) chớ không phải học với Trung Hoa (tr. 160)

(Dân Việt ở Kinh Man đã) hợp chủng và hợp văn với Hoa tộc có thuận tình, vì bọn Tàu di cư (lúc đầu) chỉ xin ở trọ mà thôi. Nhưng khi họ đến quá đông, lập ra nước Sở thì Việt liên kết với nhau để đánh họ (tr. 162) (...) theo Tả Khâu Minh thì năm 611 T.K. (...) toàn thể dân Việt ở các nước rợ ở bờ Ðông sông Hán (...) nổi lên đánh Sở (tr. 789) (...) Nhưng (...) rồi Sở thắng và nuốt lần toàn thể Việt ở đó (tr. 162)

khi Sở thành lập (...) có một nhóm Việt bất khuất, không hợp tác, chạy đi (tr. 805) (...) là tổ tiên trực tiếp của người Mường (tr. 783) (...) họ (...) phải đi quá xa như vậy là vì dọc đường, nơi nào họ cũng gặp đất có chủ (...) ở Cổ Việt chưa đông đảo (...) như ở Ðông Âu, Mân Việt và Tây Âu nên họ được chủ đất chấp nhận (tr. 805)

năm 672 T.K. (...) nước Sở đã ăn lấn xuống tới Hồ Nam (tr. 783) (...) (khi chép tới) năm 659 T.K. (Khổng Tử) bỏ địa danh Kinh Việt mà gọi nơi đó là nước Sở (tr. 787) (...) nhìn nhận nước Sở đã thành lập (tr. 788)

Nước Sở cứ bị xem như nước của người Tàu, họ không biết rằng đa số dân Sở là (...) Việt (...) Họ lại quên rằng trong cái nước Sở bị họ diệt hồi đời nhà Tần, có nước Ngô và nước Việt (...) mà toàn dân là Việt (tr. 165)


(Trích Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971. Nhan đề phần trích tạm đặt.)