Chỉ “nghĩa” thôi đã đủ để ràng buộc lâu dài. Cộng thêm phong tục, dư luận xã hội, quan niệm tâm linh, trách nào các cụ ta xưa hễ lấy nhau là bên nhau đến răng long đầu bạc. Mà không phải là các cụ không vui đâu.

Nghĩ đến Tây phương bây giờ: Đám cưới áo áo váy váy khăn khăn, thề thề thốt thốt trịnh trịnh trọng trọng, tay trong tay dìu dặt bước giữa bao nhiêu chứng nhân, rồi tay trong tay hạ dao cắt kem kem bánh bánh tầng tầng, rồi tay nhau này đưa vào miệng nhau kia một miếng ngọt ngào, rồi hai nhau vù đi trăng trăng trăng mật mật mật, rồi có thể chỉ ít lâu sau hẹn gặp trước tòa!... Vô số người bên ấy sau bao nhiêu lượt lấy bỏ, quyết định chỉ sống với chó hay mèo.

Bao giờ ta tiến bộ bằng Tây nhỉ?
(Thu Tứ)



“Tình, nghĩa, duyên, nợ”

Phạm Ngọc Khôi




Chữ tình của người Việt được gắn liền với chữ nghĩa (...) Duyên (hay nợ) là mối dây tiền định khiến con người ràng buộc nhau trong quan hệ tình nghĩa.


(Phạm Ngọc Khôi, “Sự phong phú tình cảm của ngôn ngữ Việt Nam”, tạp chí
Thế Kỷ 21, Mỹ, 8-1995)