Lai đến nỗi tròn sọ, trắng da, nhỏ con đi, mà không biết là lai. Lai đến nỗi tâm hồn đổi từ khô khan qua lãng mạn, trí óc đổi từ lo “bình thiên hạ” (Khổng) qua ngẫm nghĩ miên man về “Mẹ của vạn vật” (Lão), mà không biết là lai. Ngay trí thức Tàu như Lâm Ngữ Đường cũng không biết người Tàu Hoa Nam là Hoa lai Việt, nên mới giải thích nam bắc khác nhau là do đất ở. Sinh môi chắc chắn có ảnh hưởng đến cư dân, nhưng đây bởi khung thời gian liên hệ quá ngắn, không thể là nguyên nhân chính. (Thu Tứ)



Bình Nguyên Lộc, “Hoa Bắc, Hoa Nam”




Chủng tộc học (...) khi hai cái sọ khác nhau từ hai đơn vị sấp lên (...) phải xem đó là hai chủng khác nhau (...) (do đó) phân biệt (cư dân Trung Quốc thành ba chủng) (…) Bắc Mông-gô-lích của người Mông Cổ (…) Trung Mông-gô-lích của người Hoa Bắc (…) Nam Mông-gô-lích của người Hoa Nam (…)

Sọ (người Hoa Bắc) thì khoa chủng tộc học chỉ biết có (…) yếu tố Bắc Mông-gô-lích, còn yếu tố thứ nhì (...) không (...) biết chắc lắm (1) (…)

Trung Hoa xâm lăng và trực trị (...) Sở, Ngô, Việt, Mân, Ðông Âu, Tây Âu v.v. (...) Dân của những nước ấy bị đồng hóa, bị lai giống với Tàu và chủng Nam Mông-gô-lích thành hình.

Chủng Nam Mông-gô-lích thành hình trong suốt thời gian trên ba ngàn năm, từ đời Hạ đến đời Nguyên. Vào đời Nguyên (...) du khách Marco Polo còn chép rằng Hoa Bắc gọi Hoa Nam là “Man Di”, tức cuộc hợp chủng và đồng hóa chưa hoàn thành, yếu tố Việt còn mạnh lắm tại Hoa Nam (...)

Chỉ số sọ Hoa Nam khác chỉ số sọ Hoa Bắc đến 3 đơn vị (…)

Dưới đây là những khác biệt giữa hai chủng Trung Mông-gô-lích và Nam Mông-gô-lích, không kể cái sọ:

1. Chủng Nam Mông-gô-lích bé nhỏ hơn chủng Trung Mông-gô-lích nhiều lắm. Người Quảng Ðông mà đứng gần người Thiểm Tây, trông như ta đứng gần người Pháp. Ðó là vì dân Việt bé nhỏ (...)

2. Chủng Trung Mông-gô-lích màu da ngăm ngăm đen, còn chủng Nam Mông-gô-lích rất trắng bởi trong chủng Việt có chi Thái mà nhiều tiểu chi như Thổ, Lô Lô rất trắng (...)

3. Trung Mông-gô-lích thực tế, khô khan, lý trí, còn Nam Mông-gô-lích thì lãng mạn, bồng bột, ưa văn nghệ. Nước Sở thành lập rồi, mới có thuyết siêu hình (...) Vua Sở bắt đầu xây cung điện đẹp trước Hoa Bắc (...) cung Sở Yêu (...) Sở từ cũng lãng mạn hơn Kinh Thi nhiều lắm, còn các chuyện thần tiên quái đản của Tàu cũng đều có nguồn gốc tại nước Sở (...)

4. Theo bác sĩ Huard, giáo sư y khoa ở Hà Nội hồi tiền chiến thì dưới đời nhà Ðường đã có những cuộc tranh luận giữa các y sĩ Tàu, họ cho rằng những cân lượng thuốc men của họ chỉ đúng cho người Hoa Bắc mà có thể hại đến tánh mạng của người Hoa Nam, quá bé nhỏ, quá yếu đuối.

Ta đã thấy rằng sọ Hoa Bắc khác sọ Hoa Nam về chỉ số. Nhưng không phải chỉ có thế. Sọ Hoa Bắc có tánh cách mésocéphale (tức sọ dài) (2), còn sọ Hoa Nam thì có tính cách brachycéphale đến 40 phần trăm, tức hơi tròn (...)

Ngày nay (...) sử Trung Hoa (...) quên mất chủng Việt (...)

Sự hợp chủng (...) rất (...) chậm chạp (...) làm cho người Tàu quên yếu tố Việt.


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971)

















_____________________________
(1) Nghĩa là không biết người Tàu là người Mông Cổ lai với người gì.(TT)
(2) Thực ra
mesocephalic là sọ trung bình, dolichocephalic mới là sọ dài. Nếu quả thực người Tàu là người Mông Cổ lai với ai đó, thì hẳn “ai đó” có sọ dài.(TT)