Hát văn - Tổng quan, ý kiến




Theo trang vi.wikipedia.org

Hát văn (...) là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của (...) một tín ngưỡng dân gian (...) hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc bộ.

Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn. Từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển. Các trung tâm của hát văn là Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội.

Hát văn (...) gồm hát thờ, hát thi, hát hầu (phục vụ hầu đồng, lên đồng) và hát nơi cửa đền

- Hát thờ: được hát vào các ngày lễ tiết, những ngày tiệc thánh (ngày thánh đản sinh, ngày thánh hóa...) và trước khi vào các giá văn lên đồng.

- Hát hầu (...)

- Hát nơi cửa đền: thường gặp tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, ngày lễ hội. Các cung văn hát chầu văn phục vụ khách hành hương đi lễ. Thường thì cung văn sẽ hát văn về vị thánh thờ tại đền, và hát theo yêu cầu của khách hành hương. Nhiều khi lời ca tiếng hát được coi như một bài văn khấn nguyện cầu các mong ước của khách hành hương (...)

Chầu văn sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn, song thất lục bát, lục bát, nhất bát song thất (có thể gọi là song thất nhất bát gồm có một câu tám và hai câu bảy chữ), hát nói (...)

Các nhạc cụ chính gồm đàn nguyệt (đàn kìm) , trống ban (trống con), phách, cảnh, thanh la, Ngoài ra hát chầu văn còn sử dụng nhiều nhạc cụ khác như: trống cái, sáo, đàn thập lục, nhị, kèn tàu, chuông, mõ…

Nghi lễ hát chầu văn lên đồng có thể chia thành bốn phần chính:

- Mời thánh nhập

- Kể sự tích và công đức

- Xin thánh phù hộ

- Đưa tiễn

Bài hát thường chấm dứt với câu: "Thánh giá hồi cung!"

Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.

Hát chầu văn sử dụng nhiều làn điệu (...) Các làn điệu hát văn cơ bản gồm: bỉ, miễu, thổng, phú bình, phú chênh, phú nói, phú rầu, đưa thơ, vãn, dọc, cờn xá, kiều dương, hãm, dồn, kiều thỉnh, hát sai (hành sai), ngâm thơ. Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói, hát then, hò Huế, hồ Quảng, hát canh v.v.

- Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để mở đầu cho hình thức hát văn thờ. Thông thường điệu bỉ đuợc hát trên thể thơ thất ngôn tứ cú (bốn câu mỗi câu bảy chữ) hoặc thất ngôn bát cú (tám câu mỗi câu bảy chữ) nhưng cũng có khi điệu này có thể hát trên các thể thơ khác như song thất lục bát, lục bát, song thất nhất bát. Trong các bản sự tích chư thánh được hát thờ thì đoạn bỉ thường là đoạn giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cả bản văn. Các đoạn bỉ cũng thường sử dụng nhiều câu đối nhau (biền ngẫu). Một điều đặc biệt nữa đó là điệu bỉ chỉ có trong hát văn thờ mà tuyệt nhiên không có trong hát văn hầu đồng. Bỉ được lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.

- Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong hầu bóng. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.

- Thổng chỉ dành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp ba.

- Phú bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi các nam thần. Phú bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.

- Phú chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly. Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.

- Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng. Lấy theo dây bằng, nhịp ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.

- Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.

- Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là dồn phách.

- Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả (vay của câu trước thì trả lại trong câu sau).

- Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất - lục bát và hát theo nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú. Nếu hát liền hai câu song thất lục bát thì gọi là "Dọc gối hạc" hay "Dọc nhị cú".

- Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch, nhịp đôi. Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch (biến hóa).

- Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn bốn chữ của trổ sau, khi sang một trổ mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.

- Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.

- Xá là một trong những điệu hát quan trọng nhất khi hát văn hầu bóng (cùng với cờn, dọc, phú nói). Điệu xá đặc trưng cho các giá nữ thần miền thượng.

Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác như ca trù, quan họ, hò Huế và cả những điệu hát của các dân tộc ít người.

Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không.

Theo Nguyễn Quang Hải, “Hát chầu văn ở Ninh Bình”, trang baoninhbinh.org.vn

Chầu văn cổ truyền là một loại hình nghệ thuật đàn - hát, có kết hợp với lên đồng (...) “Chầu văn” nghĩa là: văn chầu thánh. Hát chầu văn nghĩa là hát những bài văn để chầu Thánh. Đây là một thể thức diễn xướng tổng hợp, gồm đàn, hát, múa (...) chứa các yếu tố nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian (...)

Về nguồn gốc (...) căn cứ vào một số nguồn sử sách thì (...) nghệ thuật hát chầu văn (...) đã hình thành từ thời Trần (thế kỷ XIII) ở nước ta.

Trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn có ghi: “Thời Trần có lối hát trước mặt đế vương, gọi là hát chầu”. Rất có thể “lối hát trước mặt đế vương” ở thời Trần (hay từ trước đó nữa) chính là những bài hát, những điệu hát chầu văn hình thành sớm nhất, sơ khai nhất?!

“Dấu tích hậu Lê” khá rõ trong hát chầu văn cổ truyền (...)

Riêng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ xa xưa đã lưu truyền nghệ thuật hát chầu văn ở các đền, phủ, miếu, đặc biệt ở những nơi thờ mẫu, vào dịp lễ hội, ngày xuân, đầu tháng, ngày rằm (...)

Nghệ thuật hát chầu văn vốn từ nơi thờ cúng, từ không gian tâm linh xưa kia, được phổ biến rộng rãi trong đời thường, chính là từ cõi thiêng bước ra cõi tục (...)

Đến nay đã có nhiều bài hát quen thuộc có tên gọi mới là hát văn. Về cơ bản, các bài hát văn đều có nội dung ca ngợi đất nước, quê hương, đời sống, nhịp sống mới, với những chất liệu âm nhạc đặc sắc, tươi vui, sống động được chắt lọc từ âm nhạc chầu văn cổ truyền (...)

Theo Phạm Duy trong Ðặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam

Người Việt (...) không cuồng tín (...) So với các loại khác, hát thờ không được phát triển mạnh mẽ (...)

Loại hát thờ quan trọng nhất của người Việt có lẽ là hát chầu văn (...)

Ðó là một thể ca nhạc phù pháp (...) có mục đích thôi miên người lên đồng bằng âm điệu, nhịp điệu và lời ca (...)