Về “hai mạch văn khác nhau của Nguyễn Tuân”, có thể gọi một là “mạch tôi” (cái tôi riêng nhỏ bé thích một mình đi tìm nàng Nghệ Thuật), một nữa là “mạch ta” (cái ta chung vĩ đại dốc lòng đánh đuổi cho được giặc ngoại xâm).

Chùa Đàn là công trình “bìa ta ruột tôi”!

Tác giả đã cẩn thận bao bì “để dễ xuất bản”(1), vậy mà suốt bao nhiêu năm tác phẩm vẫn cứ khó xuất bản. Năm 1981
Tuyển tập Nguyễn Tuân ra đời, không có Chùa Đàn.

Năm ấy nhà văn vừa mừng được... tuyển, vừa tâm sự: “Tôi tiếc cái Chùa Ðàn quá. Họ cắt cái Chùa Ðàn khỏi
Tuyển tập này, cũng giống như cắt cái gan ra khỏi bụng tôi”!(2)

Yêu-Ngôn ơi, cái gan cắt đã về!

(Thu Tứ)

(1)
Nguyễn Tuân - người đi tìm cái đẹp, nxb. Văn Học, VN, 1997, tr. 186.
(2) Sđd., tr. 313-314




Nguyễn Đăng Mạnh, “Trường hợp Chùa Đàn”




Chúng tôi cho rằng, Chùa Ðàn là sự kết hợp (có phần khiên cưỡng) của hai mạch văn khác nhau của Nguyễn Tuân. Một mạch văn mới được khơi lên từ Cách mạng tháng Tám, có thể gọi là mạch "Sám hối" hay "Lột xác" (chữ dùng của Nguyễn Tuân) (...) Hồi ấy, tâm lý chung của các nhà văn gọi là lãng mạn là như thế: cảm thấy cái tôi và nghề văn của mình là một cái gì hết sức tầm thường, nhỏ bé, vô ích, thậm chí tội lỗi trước (...) cuộc khởi nghĩa (...) Họ tuyên bố từ bỏ quá khứ của mình và quyết "lột xác" (...)

(...) làm sao có thể diệt được hết con người cũ một cách chóng vánh, gọn ghẽ như thế được! Cho nên mạch văn thứ hai ra đời từ trước cuộc khởi nghĩa vẫn tồn tại và phát triển trong Chùa Ðàn: mạch "yêu ngôn". Xét tương quan giữa hai mạch văn này thì "Sám hối", "Lột xác" (...) phần mở đầu và kết luận (...) là cái vỏ của tác phẩm, Yêu ngôn (1) mới là cái ruột (...)


(Trích lời tựa tập
Yêu ngôn của Nguyễn Tuân, viết nhân dịp nxb. Hội Nhà Văn tái bản sách năm 1998. Nhan đề phần trích tạm đặt.)





___________________________
(1) Chính Nguyễn Tuân đã nói rõ: "Chùa Ðàn (...) rút ở tập
Yêu ngôn (...)". (NĐM)