Sự hình thành sân khấu chèo (06)




Thời kỳ hình thành (tiếp theo)

(...) từ nhà Ngô đến nhà Trần, vì đẳng cấp sĩ phu chưa hình thành vững mạnh để nắm giữ mọi quyền hành trong nước, vì chế độ quân chủ chưa đặt vững căn bản trên ý thức hệ Khổng giáo (...) thái độ của chính quyền đối với sinh hoạt nghệ thuật trình diễn nói chung đã hoàn toàn tùy thuộc vào tâm tính của những vị vua (...) Và bởi nhiều vị (...) ưa chuộng ca vũ, tinh thông âm luật (1) nên (...) chính quyền cũng tỏ ra cởi mở và khuyến khích đối với sinh hoạt ca vũ và trình diễn.

__________________
(1) - "Năm 982 vua (Lê Đại Hành) thân đi đánh nước Chiêm Thành (...) bắt được ca kỹ trong cung trăm người" (Đại Việt sử ký toàn thư).

- "Năm 1044, vua Lý Thái Tôn đem quân vào thành Phật Thệ (Chiêm Thành) bắt vợ cả vợ lẽ của Sạ Đẩu (vua Chiêm Thành) và các cung nữ kẻ nào giỏi múa hát khúc Tây Thiên" (
ĐVSKTT).

- "Vua Lý Thánh Tôn sành âm luật (...) Năm 1060 vua thân phiên dịch nhạc khúc của Chiêm Thành sai nhạc công ca hát" (
Việt sử lược).

- "Vua (Lý Nhân Tôn) là người trán rộng, mặt rồng, tay dài quá gối, nhất là giỏi về âm luật, những ca khúc mà nhạc công tập đều do nhà vua thân chế ra" (
VSL).- "Năm 1202, mùa đông, Lý Cao Tôn ngự ra hành cung Hải Thanh. Đêm nào vua cũng sai nhạc công gảy đàn Bà Lỗ, hát khúc hát theo điệu Chiêm Thành, tiếng nghe ai oán thảm thiết, tả hữu nghe hát đều rơi nước mắt" (VSL).

- "Đời Trần, vua (Thái Tôn) ban yến ở nội điện, các quan đến dự. Đến khi rượu say, người dự tiệc đều đứng dậy dang tay mà hát" (
ĐVSKTT).

- "Năm 1268 vua (Trần Thánh Tôn) cùng anh là Quốc Khang cùng đùa ở trước mặt Thượng Hoàng. Thượng Hoàng bấy giờ mặc áo vải bông trắng. Quốc Khang múa kiểu người Hồ. Thượng Hoàng cởi áo ban cho Quốc Khang. Vua cũng múa kiểu người Hồ để xin áo ấy" (
ĐVSKTT).

- "Thái sư Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật sửa lại tiết tấu âm nhạc và các điệu ca vũ, trong nhà ông lúc nào cũng có tiếng ca hát" (
ĐVSKTT).


(Vũ Khắc Khoan,
Tìm hiểu sân khấu chèo, nxb. Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1974, tr. 117-118)