Dân tộc Việt Nam chống ngoại xâm nhiều lần chứ không phải “liên tục”.

Giữa những lần chống ngoại xâm tuy ác liệt nhưng tương đối rất ngắn ngủi, người Việt trồng lúa. Trồng trọt không cần đến võ. Vì thế mà không thượng võ.

Giống người nào chuyên đi xâm lược, giống ấy mới thượng võ. Càng chuyên càng thượng. Chuyên nhất thượng nhất là người da trắng. Thứ đến người Tàu.

Người Việt đã chiếm đất của người Chàm, người Miên. Nhưng, như Ðào Duy Anh nhận xét trong
Việt Nam văn hóa sử cương, đó cơ bản là lối bành trướng tằm ăn dâu của nông dân, chứ không phải là xâm lăng to, gấp của quân đội chuyên nghiệp.

Thượng võ còn một lý do nữa. Ấy là khi một đất nước xẩy ra lủng củng nội bộ trầm trọng và kéo dài. Ví dụ: nước Nhật trong nhiều thế kỷ trước thời Minh Trị Thiên hoàng. Ở nước ta cuộc Trịnh - Nguyễn phân tranh tương đối ngắn và không căng thẳng liên tục, nên đã không dẫn tới sự xuất hiện của “samurai”.

Cuối cùng, như cả thế giới đều biết, tuy dân tộc Việt Nam không “vẻ vang đấm đá” nhưng khi cần, sẽ đấm đá rất vẻ vang!

(Thu Tứ)



Trần Đình Hượu, “Dân tộc ta không thượng võ”




Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ.


(Trần Ðình Hượu, trong
Một góc nhìn của trí thức (nhiều tác giả), tập 3, nxb. Trẻ, 2003)