Liễu Thượng Văn, “Vườn Huế”



Vườn dân gian: Chú trọng nhiều vào lợi ích kinh tế (...) (chủ yếu trồng) cây ăn quả (...) như vườn thanh trà, vườn quýt, vườn vải, vườn nhãn lồng v.v. (...) ở (...) Kim Long, Vĩ Dạ, Long Thọ, Nguyệt Biều, Lương Quán, Hương Cần, Văn Xá, La Chữ v.v. (...) (Kinh tế thay đổi khiến) một số vườn loại này biến dạng dần đi (...)

Vườn chùa: Nông sản như sắn, khoai, thơm, mít, đậu, cà v.v. không chùa nào là không cần đến cả, huống gì việc canh tác (...) cũng chẳng xa lạ gì với kẻ mặc áo nâu sòng (...) Vườn cũng là “kiểng” của chùa, chùa lấy “vườn làm kiểng” (…)

Vườn phủ đệ: Thân vương (...) hoàng thân quốc thích (...) thường có đất để dựng lập phủ đệ (...) Ngày nay ở Vĩ Dạ, Kim Long... chúng ta còn nhìn thấy những cửa phủ với vết tích tàn phá của thời gian (...) Vườn phủ đệ (...) biệt lập với dân gian (...) Vườn phủ đệ (...) (một số có vai trò) trung tâm (...) sinh hoạt văn hóa thời bấy giờ (...) ca múa, kịch (...) cùng các nghệ thuật truyền thống Huế khác (...) Vườn phủ đệ không chú trọng về hoa lợi như vườn dân gian (...)

Vườn lăng tẩm: Lăng tẩm (....) không chỉ có kiến trúc (...) (mà còn có) sự phối trí cảnh quan, an bài cây cảnh, lối đi, hồ nước, trên một diện tích không hề nhỏ (...) cái chết dù có đấy, nhưng (...) trở thành vết nhạt mờ (...)

Vườn Cơ Hạ: (Tức) vườn thượng uyển (...) nơi (vua) dạo chơi khi bước ra ngoài cung điện (...) Cảnh trí (...) kỳ hoa dị thảo nay đâu, không lưu dấu (...) tinh thần (...) “vườn” nơi đây chẳng quan yếu gì. Giới hạn vào tính phối cảnh, trang hoàng và điều hòa không gian nơi cung nội (...) đóng góp vào văn hóa Huế (...) khiêm nhường hơn (các loại vườn kia) rất nhiều (...)


(Trích
Sông Hương - dòng chảy văn hóa, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, 2003)