Tổng quan về hoa mai ở Việt Nam (1)




Trang vi.wikipedia.org:

Mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ở Trung bộ và Nam bộ (…) đặc biệt chưng vào dịp Tết (…)

Nhiều hơn cả là mai vàng năm cánh (...) mọc trên dãy Trường Sơn và ở các tỉnh từ Quảng Nam cho tới Khánh Hòa (...) gọi là “mai núi” (…) Có loài hoa mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là “mai chủy” (…)

Loài mai vàng mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là “mai động” hay “mai sẻ” (…) hoa năm cánh nhỏ chi chít (…) có rải rác từ Quảng Bình tới tận Đồng Nai, Tây Ninh...

Về độ sai hoa, ngoài mai sẻ, còn “mai chùm gởi” (…) trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra dày, hoa nở sát vào nhau thành bó (…) cũng gọi là “mai tỳ bà” hay “mai vương” (…)

Mai vàng điển hình hương rất khó nhận ra (…) Loài thơm đậm gọi là “mai hương” hay “mai thơm” hay “mai ngự” (…) thường gặp ở Bến Tre và Huế (…)

Loài mai có cánh hoa lớn hơn bình thường được gọi là “mai trâu” (…) Loài hoa cánh dài và nhọn gọi là “mai cánh nhọn” (…) Loài cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu gọi là “mai liễu” (…) Loài mai thân nặng gấp rưỡi bình thường gọi là “mai đá” hay “mai Vĩnh Hảo” (…)

Mai tứ quý là một loài mai vàng sau khi cánh hoa rụng còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín màu đen) (…) vì vậy còn có tên là “nhị độ mai” (mai nở hai lần) (...)

Mai nhiều cánh (…) mai 48 cánh Gò Đen (…) mai 120-150 cánh Bến Tre (rất nhiều tầng cánh, giống như cúc mâm xôi) (…)

Mai chiếu thủy (…) hoa rất nhỏ, màu trắng, thường mọc ở các vách đá chỗ nước (…) có mùi thơm nhẹ (…)

Bạch mai (…) khi hoa mới nở có màu đỏ hồng, sau chuyển sang màu trắng, có mùi thơm nhẹ (…)

Ðông Hồ, Cảnh vật Hà Tiên (1930)

Hoa mai (...) có hai thứ: huỳnh mai và bạch mai.

Huỳnh mai màu vàng lợt có sáu cánh, nhị vàng. Cây thường ốm và cao, lá mỏng. Cánh hoa mỏng mảnh nhưng không thơm tho chi cả.

Bạch mai (…) từ nhánh lá đến hoa (trắng, nhị vàng) đều giống mù u (nhưng) hoa thơm hơn hẳn hoa mù u (…) có thể phơi khô để ướp trà.