Ðây sầu ấy, qua bản dịch thơ Đường của Tản Ðà: “Trăng tà, tiếng quạ kêu sương / Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ / Thuyền ai đậu bến Cô Tô / Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San”. Nên sầu ấy, ấy bởi vì người ngủ thuyền đang lẻ loi nơi đất khách. Quách Tấn thì chắc đang ở ngay tại nhà mình, sao lại cũng “ngấm” được thứ sầu lữ thứ? Sao không. Người ta có thể không cất nửa bước ra khỏi nhà mà vẫn thấy trơ trọi lắm chứ, nhà tuy đóng chặt xuống đất mà có thể như “lơ lửng bên sông” lắm chứ!(4) Ồ, cái cảm tưởng của một tâm hồn nhậy cảm trong đêm thanh vắng nó có thể miên man đến chừng nào. Miên man đến nỗi “tiếng vàng khô” của “lá rơi thềm đá lạnh” mà tưởng cũng “ngân” được như tiếng chuông chùa!

(Thu Tứ)



Quách Tấn, “Tiếng vàng khô”



Lá rơi thềm đá lạnh
Ngân nhẹ tiếng vàng khô
Không trời sương bến quạnh
Ðêm ngấm sầu Cô Tô.


(
Giọt trăng, 1973)