Bánh gai hay gặp. Hẳn nó ra đời ở châu thổ Bắc bộ rồi theo di dân đi khắp nơi. Thứ cây ấy mọc ở đâu cũng như chờ người đến hái lá về làm bánh!



Khuyết danh, “Bánh ít lá gai Bình Định”








Bánh có hình nón, đáy vuông, sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh (...) nhìn dưới đôi mắt của người bình thường thì đó là đôi nhũ hoa của thiếu nữ nên ca dao Bình Định có câu:

Gặt rồi em đứng chờ ai?
Mang chi đôi bánh lá gai đẫy đà.
(…)

Thoạt tiên, tìm lá gai. Lá gai hình tim, hơi sần, xốp, khô khô. Làm một trăm bánh phải hái đến hai ba rổ lá. Lá rửa sạch, luộc chín, để thật ráo nước rồi đem vào cối giã. Phải là trai lực lưỡng mới đủ sức quết. Gọi là quết vì là cần nhuyễn như bột nên phải giã lâu. Bấy giờ người con gái mới đem bột nếp, thứ nếp thơm dẻo, trộn đường đen, đổ từ từ bột vào cối. Quết đôi ba chày phải thoa dầu phụng sống vào đầu chày để bột khỏi dính (…) Nhân bánh, tùy địa phương có thể dùng đậu xanh, đậu đen hay dừa nấu chín với đường, đôi khi dùng tôm xào với thịt, đó là bánh ít mặn. Lá chuối cắt khoanh tròn, hơ lửa cho mềm, thoa dầu phụng (…) gói xong đem hấp cách thủy (…)

Bánh ít lá gai Bình Định (...) ra đến tận Huế (...) Người con trai ra đó học, yêu cô con gái Huế. Anh về thăm nhà, khi trở ra mang biếu cô mấy cái bánh ít lá gai (...) Nhận được quà, cô trêu chàng:

Muốn ăn bánh ít lá gai,
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi
(...)


(Theo trang
baobinhdinh.com.vn)