Nguyễn Văn Ngọc, “Rắc rối thơ Đường”




Ðịnh nghĩa

Thơ là một thể văn có thanh, có vận (...)

Cổ thể và cận thể

Thơ các đời trước làm không theo luật cách nhất định gọi là thơ cổ thể.

Ðến đời nhà Ðường (...) mới đặt ra (...) luật nhất định, gọi là thơ lối cận thể hay Ðường luật.

Các lối thơ Ðường luật

(...) theo số chữ, có hai lối (...) mỗi câu bảy chữ gọi là hất ngôn (...) mỗi câu năm chữ gọi là ngũ ngôn.

(...) theo số câu, cũng có hai lối (...) mỗi bài tám câu gọi là bát cú (...) mỗi bài bốn câu gọi là tứ tuyệt.

Các bộ phận bài thơ

Trong một bài bát cú (...)

Câu thứ nhất gọi là phá đề, nghĩ là mở rộng đầu bài ra.

Câu thứ hai gọi là thừa đề hoặc nhập đề, nghĩa là nối ý câu phá đề mà đưa hẳn vào bài.

Hai câu thứ ba và thứ tư gọi là thích thực hay cập trạng, nghĩa là giải cái đầu bài ra cho thực rõ ràng.

Hai câu thứ năm và thứ sáu gọi là luận, nghĩa là bàn thêm cái ý đã diễn ở hai câu thực ra cho rộng.

Hai câu thứ bảy và thứ tám gọi là kết, nghĩa là tóm tắt cả đại ý của bài mà đóng bài lại.

Trong một bài tứ tuyệt, tuy không phân rõ phá, thừa, thực, luận, kết, nhưng cũng phải đủ khai, thừa, chuyển, hợp như các lối văn khác.

Ðối

Trong một bài bát cú (...) Hai câu thực phải đối nhau, hai câu luận phải đối nhau.

Trong một bài tứ tuyệt (...) hoặc hai câu trên đối nhau (...) hoặc hai câu dưới đối nhau (...) hoặc cả bốn câu đối nhau (...) hoặc cả bốn câu không đối nhau cũng được, nhưng phải đi quán một hơi.

Vần

Thơ làm phải có vần (...) ở cuối câu (...) thường là vần bằng (...)

Lối thơ bát cú (...) thường phải năm vần ở cuối câu thứ nhất, thứ nhì, thứ tư, thứ sáu và thứ tám.

Lối thơ tứ tuyệt (...) thường phải ba vần ở cuối câu thứ nhất, thứ nhì và thứ tư.

Hoặc có khi, thơ bát cú chỉ làm bốn vần, thơ tứ tuyệt chỉ làm hai vần mà thôi. Cái vần bỏ đi được là vần câu đầu bài.

Luật bằng, trắc

Muốn rõ trong một bài những tiếng nào phải bằng, những tiếng nào phải trắc, thì xem mấy cái biểu sau này (...)

trong một bài thất ngôn, chữ thứ nhất và chữ thứ ba các câu không theo đúng luật bằng trắc cũng được (...) một đôi khi, cả chữ thứ năm không theo đúng luật bằng trắc cũng được (...)

trong một bài ngũ ngôn, thì chỉ một chữ thứ nhất các câu không theo đúng luật được mà thôi.


(Trích
Nam thi hợp tuyển. Nhan đề phần trích tạm đặt.)