Những điêu khắc ấy thoạt trông có vẻ dễ dãi, thậm chí ngây ngô, giống như đã được khắc chạm bởi những người không có năng khiếu tạo hình đáng kể. Nhưng ngắm đi ngắm lại, ta chợt nhận ra đó là tác phẩm thành công của những nghệ sĩ ưu tú. Bao nhiêu “hiện thực sinh động” kia đâu có phải là đơn giản cái mắt thấy, mà đều có chứa trong chúng cái nhìn riêng của tâm hồn tác giả. Tại sao “lật ngược, ngang tắt, linh động”? Hãy nhìn lại không gian hết sức khiêm tốn dành cho nghệ thuật. “Cái khó ló cái khôn”! (Thu Tứ)



Thái Bá Vân, “Điêu khắc đình làng”




(Tác giả) tìm một giá trị tự tại, chứ không tìm giá trị mô phỏng (...) đã hiểu thấu (...) phép tạo hình cổ điển thời Lý, nhưng lại cố tình (...) dùng một ngữ pháp lật ngược, ngang tắt, năng động, như kiểu nói lóng trong dân gian (…) không sửa sang, gò gẫm (…)

Điêu khắc đình làng (mang) phong cách lãng mạn, với ý nghĩa nhân văn Việt Nam, thiết thực (…) giản dị (…) lạc quan (…) là dòng thẩm mỹ rất dân tộc (…)

Người phát hiện ra điêu khắc đình làng là họa sĩ Nguyễn Ðỗ Cung.


(Thái Bá Vân,
Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, 1997)