Dưới đây Nguyễn Từ Chi phân biệt hai loại thần thoại.

Nghe thần thoại, nhớ huyền thoại. Hai “thoại” ấy khác nhau thế nào?

Theo
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2004), thần thoại là “truyện kể dân gian về các vị thần và các nhân vật anh hùng thần hóa (...) phản ánh quan niệm (...) của người thời cổ (...)”, còn huyền thoại là “câu chuyện huyền hoặc, kì lạ, hoàn toàn do tưởng tượng; thần thoại”.

Ðịnh nghĩa thần thoại như thế thấy ổn. Còn huyền thoại, thiết nghĩ bảo nó là “truyện mang tính dã sử về một nhân vật lịch sử” thì mới tương ứng chính xác với cách dùng phổ thông. Chẳng hạn, ta nói “huyền thoại Hùm thiêng Yên Thế” khi muốn nhắc đến câu chuyện chống Pháp của Hoàng Hoa Thám. Ðiển hình, huyền thoại gồm sự thực chen tưởng tượng, chứ không phải là thuần tưởng tượng.

Cái khuynh hướng dã sử của huyền thoại có thể đi xa tới mức thần hóa ít nhiều nhân vật lịch sử. Trong trường hợp đó, huyền thoại có thể xem là một thứ thần thoại.(1)

(Thu Tứ)

(1) Trong tiếng Anh, thần thoại là
mythology, còn huyền thoại như vừa định nghĩa lại ở trên là legend.



Nguyễn Từ Chi, “Thần và thần hóa”



"thần thoại vũ trụ" (...) chuyện tạo thiên lập địa (...) chuyện kể buổi sinh thành của vũ trụ, trong đó tất nhiên có cả trần gian của người (...)

"thần thoại văn hóa" (...) kể chuyện con người tạo ra nền văn hóa của mình như thế nào (...) nổi bật lên một nhân vật (...) "anh hùng văn hóa". Thường là con của thần Trời và nữ thần Ðất (hay Cha Trời - Mẹ Ðất), anh hùng văn hóa lập đủ thứ kỳ tích để tạo ra cho loài người (...) một nếp sống có văn hóa (...) lửa (...) nghề nông...


(Nguyễn Từ Chi,
Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, nxb. Văn Hóa Dân Tộc, VN, 1996, 2003, tr. 599)






___________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.