Trần Phu, “Cái cáng, cái nhà”




Những người khênh dùng một miếng vải dài chừng hơn một trượng; lấy hai thanh gỗ tròn mỗi cái khoảng năm tấc đặt ở hai đầu tấm vải và dùng dây buộc ở hai đầu. Sau đó họ dùng những cây tre lớn móc xuyên qua các sợi dây này và dùng hai người khiêng (...) Cách khiêng đó được gọi là “đề nha”(1). Những người quyền quý thì dùng gấm hoặc lụa. Những thanh cáng được sơn đen và trên được che bằng một cái mái bằng giấy dầu đen, cao khoảng bốn thước, mái nhọn song bên dưới thoải rộng ra. Mái rộng khoảng bốn thước. Khi mưa người ta giương mái này lên, trời nắng thì bỏ mái ra dùng lọng (...)

Nhà cửa không có giá nghiêng (?). Từ rường, mái nhà đi thẳng xuống diềm. Tuy rằng rường nhà có thể rất cao, nhưng diềm nhà rất thấp, chỉ khoảng bốn năm thước mà thôi. Có nhà còn thấp nữa. Vì vậy nhà nào cũng tối tăm (...) ngang mặt đất mở cửa sổ (...) Mọi người ngồi dưới đất trên những cái chiếu bằng cói (...) Bên cạnh giường bao giờ cũng có một cái lò đốt lửa rừng rực (...)


(Trích
An Nam tức sự của Trần Phu, tức Trần Cương Trung. Đây là sứ nhà Nguyên sang ta đời Trần, ở từ tháng 3 đến tháng 5-1293. Bản dịch Lê Mạnh Hùng.)



















________
(1) Âm pinyin là diya. Đây chắc là phiên âm một từ Việt cổ hiện không rõ là gì. (LMH)