Nhiều tác giả




Họ Lý gốc Việt ở Cao Ly




Theo trang lichsuvn.info

Cụ tổ của dòng họ Lý Tinh Thiện là Lý Dương Côn, con nuôi của vua Lý Nhân Tông, em vua Lý Thần Tông (1128-1138).

Vua Lý Nhân Tông không có con nên đã nhận con của các thân vương trong hoàng tộc làm con nuôi.

Khi vua Lý Thần Tông băng hà, thái tử Thiên Tộ còn ẵm ngửa, triều thần muốn tôn con của Thành Quảng hầu là Lý Dương Côn lên nối ngôi. Nhưng vợ của vua Lý Thần Tông là Cảm Thánh Thái hậu, nhờ có tình nhân là Đỗ Anh Vũ giúp đỡ, đã loại hết các địch thủ, âm mưu giết hết tông tộc của các thân vương.

Bấy giờ Kiến Hải vương Lý Dương Côn đang là đô đốc thủy quân, bèn đem gia tộc xuống chiến thuyền chạy sang Cao Ly và định cư ở vùng Tinh Thiện (...)

Nhiều hậu duệ của Lý Dương Côn làm quan to trong các triều đại ở Hàn Quốc. Chẳng hạn, đời thứ 2 là Lý Lan làm đến chức Kim tử Quang lộc đại phu Lễ nhi phán thư. Đời thứ 3 là Lý Mậu Trinh làm đến chức Khuông Tĩnh đại phu Chính đường văn học. Đặc biệt là hậu duệ đời thứ 6 Lý Nghĩa Mẫn được phong Đại Tướng quân, Tây Bắc bộ binh mã sứ… Công lao của ông đối với Cao Ly cũng được thể hiện trong một bộ phim dã sử do đài truyền hình KBS (Hàn Quốc) thực hiện, trong đó nói rõ Lý Nghĩa Mẫn là dòng dõi hoàng tộc nhà Lý ở Đại Việt.

Theo trang vi.wikipedia.org

Lý Nghĩa Mẫn (Yi Ui Min) dòng dõi hoàng tộc nhà Lý nước Đại Việt

Năm 1150, đô đốc thủy quân Kiến Hải vương Lý Dương Côn (con nuôi vua Lý Nhân Tông) đã cùng tông tộc dùng thuyền sang Cao Ly tỵ nạn, để tránh bị giết trong cuộc tranh giành ngôi báu. Lý Nghĩa Mẫn chính là hậu duệ của Lý Dương Côn.

Năm 1170, tướng Jeong Jung Bu (Trịnh Trọng Phu) lật đổ vua Nghị Tông rồi lập Minh Tông lên thay. Lý Nghĩa Mẫn phò tá Jeong Jung Bu đem quân dẹp các cuộc nổi dậy chống đối.

Năm 1173 ông được thăng làm Đại tướng quân.

Năm 1174 thăng làm Thượng tướng quân.

Năm 1178 giữ chức Tây Bắc bộ Binh mã sứ.

Năm 1179, một võ quan là Gyeong Dae Seung (Khánh Đại Thăng) làm cuộc chính biến, giết chết Jeong Jung Bu, lên nắm quyền.

Năm 1181 Lý Nghĩa Mẫn từ quan vì bị nghi kỵ là đồng đảng với Jeong Jung Bu, lúc này ông đang giữ chức Hình bộ Thượng thư.

Sau khi Gyeong Dae Seung chết, vua Myeong Jong (Minh Tông) trao cho Lý Nghĩa Mẫn chức tể tướng và ông giữ nhiệm vụ này trong 14 năm (1183-1196).

Năm 1196, võ tướng Choe Chung Heon (Thôi Chung Hiếu) đảo chính, giết chết Lý Nghĩa Mẫn và ba con trai là Lý Chính Thuần, Lý Chí Vinh, Lý Chí Quang.

Theo trang baobacninh.com.vn

Không biết tự bao giờ, người dân làng Báng (phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn ngày nay) đã truyền nhau lời sấm: “Bao giờ rừng Báng hết cây, Tào Khê hết nước Lý nay mới về”... để nói về sự ra đi tưởng chừng không có ngày trở về của dòng họ Lý năm 1226 (...)

Tháng 3 năm 1994 ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của Lý Long Tường đã từ Hàn Quốc tìm về quê cha đất tổ (...)

Lời sấm truyền nay đã trở thành hiện thực! Rừng Báng xanh ngút ngàn năm xưa nay đã nhường chân cho cánh đồng quanh năm xanh lúa màu. Con sông Tào Khê thuở nào nay đã cạn (...) dấu tích (...) những dãy ao nằm bao bọc, che chở cho làng (...)

Lý Long Tường sinh vào năm 1174, là hoàng tử con vua Lý Anh Tông (1138-1175), em vua Lý Cao Tông và là chú vua Lý Huệ Tông (1211-1224) (...)

Lý Long Tường lớn lên khi nhà Lý (1009-1225) đang suy tàn (...) đã cùng một số tôn thất nhà Lý (...) vượt biển (...) đến (...) huyện Ung Sơn, nước Cao Ly (CHDCND Triều Tiên ngày nay). Nương náu ở Trấn Sơn phía nam phủ thành (...) Mục đích ra đi của Lý Long Tường là để giữ việc thờ cúng tổ tiên như trường hợp Vi Tử đời Ân đã làm, nên ông đặt hiệu là Tiểu Vi Tử và nơi ở là Vi Tử Động.

Năm 1253, đế chế Mông Cổ tiến công xâm lược Cao Ly (...) Lý Long Tường đã đứng ra tổ chức kháng chiến, cùng với quan quân trong phủ và nhân dân chiến đấu dũng cảm. Sau 5 tháng, quân giặc thất bại thảm hại phải xin hàng. Vua Cao Ly khen ngợi, cho đổi Trấn Sơn là Hoa Sơn, phong tặng Lý Long Tường tước Hoa Sơn Quân, cấp đất làm thái ấp để phụng thờ tổ tiên. Sai dựng cửa gọi là Thụ Hàng Môn, lập bia ghi công trạng. Lúc đó ông đã khoảng 80 tuổi.

Sau khi đến Cao Ly (...) Lý Long Tường sinh được hai người con trai. Con cả làm quan ở Hwang Hae-Đô, tỉnh Hway Hae, lập nên 13 chi. Người con thứ lập nghiệp ở An Đông, Kyuong Shang-Đô, tỉnh Kyuong Shang, lập nên 3 chi. Như vậy, hậu duệ của (...) Lý Long Tường ở Hàn Quốc có 16 chi chính (...)

Con cháu dòng họ Lý Hoa Sơn (...) nhiều người thành đạt. Có người đỗ tiến sỹ, có người giữ chức cao như Nghệ văn quán đại đề học, Lễ tào tham nghị, Giám tu quốc sử, Thượng thư hữu bộc xã, nhiều người văn chương nổi tiếng một thời (...)

Hoa Sơn có một quả núi gọi là Quảng Đại Sơn, trên đỉnh có một nền đá bằng phẳng. Tương truyền rằng, Lý Long Tường thường lên đó ngóng trông về phương nam, thương nhớ quê nhà. Ngọn núi đó vì thế mang tên “Vọng Quốc Đàn” (...)

Theo trang tuoitre.vn

Báo chí Sài Gòn trước năm 1975 đã đưa tin tổng thống Đại Hàn Dân Quốc lúc bấy giờ là Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) khi sang Nam VN (ngày 6-11-1958) đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt.

Dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc thừa nhận cựu tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường.