Nhiều tác giả, “Rồng Việt là rồng rắn”






Rồng Lý - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội, 2007 - ảnh TT



Rồng Lý - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội, 2007 - ảnh TT



Rồng Lý - bản vẽ - ảnh Mạng



Rồng Lý - bản vẽ - ảnh Mạng



Trương Chính và Ðặng Ðức Siêu, Sổ tay văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1978, tr. 349

Rồng Trung Quốc bốn chân cao, thân ngắn, còn rồng Lý - Trần là một con rắn dài, uốn nhiều khúc, đầu không sừng, không râu!

Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, nxb. Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội, 2000, tr. 48

Rồng Thăng Long Ðại Việt là loại Rồng - Rắn, mình tròn trịa và thanh tú, với nhiều khúc uốn lượn nhịp nhàng, là loài có vẩy, ở nước và cũng tượng trưng cho nước, cho mây mưa, cái nhân tố bận tâm hàng đầu của người dân trồng lúa nước...

Chu Quang Trứ, Văn Hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, nxb. Mỹ Thuật, 2002

Trong rất nhiều hình mẫu của nghệ thuật hai triều Lý và Trần, phổ biến nhất là hình rồng (...) Con rồng mà ta thấy đầu tiên trong nghệ thuật Việt Nam ấy khác hẳn những con rồng của văn hóa Trung Quốc ở thời gian trước và ngang với nó (...) Mình rồng thanh nhỏ và dài, uốn khúc thoăn thoắt nhỏ dần về phía đuôi (tập II, tr. 69).

Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, 1998, tr. 347

Rắn thành rồng bằng cách kết hợp (...) với cá sấu.

Ðoàn Thị Tình, Tìm hiểu trang phục Việt Nam, nxb. Văn Hóa, 1987, tr. 30

Hình tượng con rồng thời Lý là “rồng rắn”.