Hoàng Văn Trung, “Ba Bể du ký”




Ngã ba sông, tức là nơi ngòi Ba Bể chảy vào sông Năng vậy. Nhìn kỹ có thể phân biệt được ra hai mầu nước: nước sông hơi đục, còn nước hồ thời xanh ngắt.

Thuyền rẽ vào ngòi, càng đi càng thấy dòng nước to rộng mãi ra, chẳng bao lâu đã vào đến bể (...)

được quan Châu Chợ Rã kể cho nghe (...) nguyên ủy Ba Bể (...)

Hồ Ba Bể nguyên xưa là xã Nam Môn (...) địa thế rất thấp.

Năm Thái Hòa Lê Nhân Tôn (1442-1443) chẳng may hai quả núi đá bích lập ở vệ sông Năng (khúc Ðầu Ðảng) lở xuống, lấp dòng, nước chảy đến đấy mắc nghẽn, dồn trở lại (...) Ðến làng Nam Môn là chỗ đất thấp, nước tràn ùa vào, nhà cửa, ruộng nương đều bị ngập lụt. Thế nước mỗi ngày mỗi lớn mà tứ phía không có lối thông, tích lại lâu ngày thành ra hồ Ba Bể.

Khi ấy, dân khai thủy tẩm, triều đình phái quan lên khám, thấy quả như lời (...)

Vào khoảng bốn mươi năm về trước, dân sự còn giữ được giấy má rõ ràng, sau vì giặc giã loạn lạc nên những giấy má ấy đều bị hủy hoại hoặc mai một đi, mất một cái di tích tự 478 năm để lại, thật là khá tiếc.

Ðến ngày nay, một đôi khi, trời quang mây tĩnh, thiên thủy một mầu, nhìn xuống đáy hồ còn trông thấy mập mờ những di chỉ cửa nhà và lò ngói, ấy là cái thực chứng có thể tin được vậy (...)

Sự tích minh bạch là thế (...) dân (...) mê tín (...) dị đoan (...) mới nẩy ra câu chuyện như sau này (...)

Chợt nhìn bên cạnh đường thấy một khúc gỗ, mặt khắc chữ “17km”, mới hay đường bộ từ Ba Bể về đến Chợ Rã là mười bảy cột (...)

Nhân tiện, ký giả xin vẽ cái hành trình tự Hà Nội lên Ba Bể (...) Ở Hà Nội lấy vé xe hỏa đi Ðông Anh, chuyến thứ nhất, vào khoảng sáu giờ rưỡi sáng (...) đến Ðông Anh vừa bảy rưỡi , đã có ô-tô đợi sẵn, lấy vé lên Thái Nguyên (...) Mười rưỡi đến Thái, vào sở thuê riêng một chiếc xe ô-tô đi Chợ Rã (...) từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn là 89 cột và Bắc Kạn lên Chợ Rã 62 cột nữa (...)

Muốn đi Ba Bể nên đi vào quãng tự tháng Mười cho đến cuối tháng Ba ta, tức là từ đầu mùa Ðông cho đến cuối mùa Xuân, là mùa tạnh ráo (...)


(Hoàng Văn Trung, “Ba Bể du ký” (1921), trong
Du ký Việt Nam (bài đăng trên tạp chí Nam Phong 1917-1934, nhiều tác giả, Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm), nxb. Trẻ, 2007, tập I, tr. 288-311)