Nhiều tác giả , “Múa rối nước”




Theo trang lichsuvietnam.vn

Múa rối nước, một nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam (...) phôi thai từ trước thời nhà Lý tại đồng bằng sông Hồng (...)

năm 1121 (...) bia đá Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi, Duy Tiên, Hà Nam) ghi lại việc diễn rối nước (...) để mừng thọ (...) vua.

Hiện nay, ở trước cửa chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây) (...) còn lại (...) gần như nguyên vẹn (...) một sân khấu rối nước được xây cất từ thời Lê.

Múa rối nước là một nghệ thuật biểu diễn bằng con rối trên mặt nước (...) Sân khấu của rối nước là ao, hồ của làng mạc thôn quê. Khán đài là bãi cỏ quanh đấy (...)

Trên nước là một tòa thủy đình hai tầng, tầng trên dùng để thờ Tổ, tầng dưới là hậu trường có mành che. Khác với các loại hình biểu diễn khác, nghệ nhân của trò múa rối nước không xuất hiện trên sân khấu. Họ đứng trong nước, núp sau bức mành tre, điều khiển các con rối bằng một hệ thống que, dây (...)

Các con rối được làm bằng gỗ, thường là gỗ sung, vì gỗ sung nhẹ, nổi trên nước được. Rối cao không quá 50cm (...) sơn (...) bằng sơn ta (...) thường (...) (tạc hình) nông dân, ông câu, con cá, ếch, nhái, rùa...

Trước đây, múa rối nước biểu diễn không lời, chỉ dùng động tác để diễn tả. Về sau (...) không những có lời mà còn (...) thêm nhạc và cả pháo bông nữa. Mở đầu buổi diễn thường có trò bật cờ. Sau hồi chiêng trống inh ỏi pháo nổ dòn tan, từng chiếc cờ sặc sỡ đột nhiên từ dưới nước phóng lên, tạo nên một bầu không khí háo hức.

Sau đó là các màn diễn. Nội dung của các vở diễn là những câu chuyện thần tiên hay chuyện đời thường ý nhị. Các con rối xuất hiện bất ngờ thoắt ẩn, thoắt hiện trên làn nước lung linh (...)

Đó là cảnh đôi rồng vàng uốn lượn, nhảy vờn, miệng phun nước, bỗng nhiên lặn xuống, biến mất, rồi bất chợt phóng lên, phun đầy lửa khói (...) là cảnh nông dân, trâu cày (...) cảnh trẻ con bơi lội, nô đùa, ếch nhái nhảy tung tăng (...) cảnh chồn bắt được vịt con, phóng tuốt lên cao (..) cảnh anh chàng nơm cá (...) không nơm được (cá) lại chộp trúng vào một cô thôn nữ đang bì bõm lội (...) cảnh hai đô vật đang (...) xông vào nhau, ôm ghì lấy nhau, lừa miếng, đẩy, chống (...) chẳng khác gì đô vật thật.

Đặc biệt, rối nước có nhân vật chú Tễu, một chàng trai có thân hình lực lưỡng, nét mặt vui tươi, chuyên đóng vai hề như trong hát chèo (...)

Múa rối nước thường được biểu diễn tại các lễ hội, như hội Gióng, hội chùa Thầy, hội chùa Trăm Gian... (...)

Theo trang vnexplore.net

Múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, còn múa rối nước thì trên thế giới chỉ duy nhất Việt Nam có. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ đời Lý (1010-1225). Dấu vết rối nước còn ghi lại ở nhiều nơi...

Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam mà chúng ta đọc được là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, dựng năm 1121 trong đó có đoạn viết:

“Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét (?) bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thuý ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang...”

Vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiều ao hồ. Mặt nước những ao hồ đã trở thành sân khấu cho rối nước. Ghế ngồi của khán giả là thảm cỏ xung quanh hồ. Ở các làng quê, múa rối nước thường được diễn vào những dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội.

Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian. Con rối tạo bằng gỗ, bên ngoài phủ một lớp sơn, ngâm nước không thấm. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu, thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện.

Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền (...)

Theo trang thanglongwaterpuppet.org

Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật rối Việt Nam từ trước kỷ nguyên Đại Việt còn nằm trong suy đoán của các nhà nghiên cứu. Hai nguồn tư liệu bi ký và sử sách hiện có chứng minh khá rõ tình hình hoạt động rối ở Việt Nam từ thế kỷ thứ X trở lại đây (...)

Định đô ở Thăng Long, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thật sự vững mạnh (...) việc xây dựng cung điện chùa tháp (...) thúc đẩy các nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc phát triển (...) nhiều hội hè đình đám như hội mừng khánh thành công trình, hội chùa, hội đền, hội kén hoàng hậu, hội mừng sinh nhật vua... được tổ chức với nhiều trò hay, trò lạ. Nghệ thuật rối có từ trước đã gặp nhiều thuận lợi để phát triển.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi : “Tân Dậu năm thứ 12 (1021) mùa xuân tháng Hai, lấy ngày sinh nhật làm tiết Thiên Thành, lấy tre kết làm ngọn núi Vạn Thọ Nam Sơn ở ngoài cửa Quảng Phúc, trên núi làm hình chim bay muông chạy muan vẻ kỳ lạ, lại sai người bắt chước tiếng cầm thú làm vui (...)”.

Những “quân rối chim muông” ở đây đã bay, đã chạy và đã có người bắt chước tiếng cầm thú làm vui. Trò rối đã diễn có động tác và lời (...)

Nguyễn Công Bật tả trong bia Sùng Thiên Diên Linh dựng năm Thiên phù Duệ Vũ thứ hai (1121) tại chùa Long Đội Sơn (Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam): “Lại có hai toà lầu hoa, trong treo chuông vàng, khắc chú tiểu mình mặc áo nâu sồng, vặn máy ngầm giơ vồ lên đánh, nghe vỗ bao gươm mà đứng nghiêm quay mặt, nhìn thấy Thánh minh mà khom cật cúi đầu...”.

Loại quân rối kiểu chú tiểu đánh chuông này ra ta cũng gặp trong “cô vũ nữ bằng sắt múa may” và “thằng người gỗ đánh trống” trong thơ của nhà sư Phan Trường Nguyên.

Vậy là ngay từ đầu thời Lý (1010 - 1225) đã có quân rối nam, quân rối nữ bằng gỗ, bằng sắt múa may, đánh trống, đánh chuông.

Nhưng thú vị hơn là lúc này quân rối nước cũng có mặt và hoạt động sôi nổi. Quân rối nước rùa vàng phun nước (...) “Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn, phơi mai vàng để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững. Liếc mắt nhìn bờ, hé môi phun bến. Ngửa trông mũ miện nhà vua, cúi xét bầu trời lồng lộng, trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt...” Rồi trên lưng rùa vàng từ cửa động mở ra, các quân rối cạn sắm vai nàng tiên xuất hiện múa khúc “gió về”, hát bài “ca vận tốt”, chim quý từng đàn ca múa, hươu lành từng bầy nhảy nhót (...)

Xưa rối nước thường diễn ban ngày và chủ yếu với nhạc gõ như trống, mõ, phèn la, não bạt... và các âm thanh mạnh như pháo, ốc, tù và (...)

Nhà hát rối nước là một nhà hát ngoài trời, gồm:

Một: buồng trò, dựng giữa ao, hồ, che kín, có mành treo cửa trước che nghệ nhân đứng sau điều khiển.

Hai: sân khấu, khoảng mặt nước trước mành dài rộng 4m x 4m, hai bên có lan can thấp kéo từ hai nhà nanh hai bên, nơi quân rối hoạt động.


Ba: nơi người xem, khoảng bờ, bãi, sân trước và hai bên sân khấu dưới bóng cây trồng quanh ao, hồ.

Theo trang vi.wikipedia.vn

Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, một sáng tạo đặc biệt của người Việt.

Múa rối nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước (...)

Con rối làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước, được đục cốt, đẽo với những đường nét cách điệu riêng sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét tính cách cho từng nhân vật. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng cao. Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động.

Máy điều khiển rối nước có thể được chia làm hai loại cơ bản: máy sào và máy dây (...) Máy được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa, cống hiến cho người xem nhiều điều kỳ lạ, bất ngờ.

Buồng trò rối nước là nhà rối hay thủy đình thường được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò để điều khiển con rối (...)

Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò (...)

Buồng trò, sân khấu được trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã...

Buổi diễn rất nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mõ, tù và, chen tiếng pháo chuột, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo.

Trò rối nước là trò khéo lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt (...) gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí (...) nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ (...)

Nghệ thuật rối nước là đặc phẩm văn hoá bản địa dân tộc Việt, phát triển ở hầu hết các làng xã quanh kinh thành Thăng Long (...) ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.