Đặng Bá Tiến, “Nguy cơ mất hồ Lak”




Hồ Lắc (...) là vùng đất cư trú của người M’nông (...)

Cách đây hơn 20 năm, khi ấy tôi mới chuyển vào sinh sống ở Tây Nguyên. Lần đầu đi tham quan hồ Lắc, đến đèo Giang Ré (độ cao trên 1000 thước) tôi ngỡ như đang được đứng trên trời để nhìn xuống hồ Lắc. Chuyện cổ của người M’nông nói: Hồ Lắc là cái đĩa bạc trời ban cho người M’nông để soi gương mặt của mình mỗi ngày, thật chẳng ngoa chút nào. Hồ như cái đĩa tròn, bao bọc xung quanh là rừng. Rừng xanh ngăn ngắt soi bóng xuống hồ (...)

Đến khi “tận mặt” hồ Lắc, thấy hồ rộng mênh mông, vùng giữa hồ nước trong xanh, xung quanh bờ dày đặc các cây thuỷ sinh; lại thấy những người dân M’nông chèo thuyền độc mộc lướt trên mặt hồ tay cầm cái xỉa dài, thỉnh thoảng lại đâm được những con cá lớn giơ lên bỏ vào lòng thuyền, thấy những người đàn bà M’nông đang đổ những gùi đầy cá, tôm ra các phên nứa để phơi, tôi mới thấy thêm được sự giàu có của vùng đất này (...)

từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Đắc Lắc đã xác định nơi đây cùng với Bản Đôn, cụm thác Gia Long, Đray Sáp, Đray Nu, Trinh Nữ là 3 vùng trọng điểm du lịch của tỉnh (...)

Thời ấy, theo điều tra của Ban Quản lý LS-VH-MT hồ Lắc thì vùng rừng bao quanh hồ Lắc rộng tới 12.744ha (...) tài nguyên (...)vô cùng phong phú (...)

bây giờ (...) “Hồ Lắc đã nhỏ và cạn đi nhiều lắm rồi, nước cũng đục rồi, tôm cá cũng ít lắm rồi, ô nhiễm lắm, không tắm được nữa, tắm thì bị xót, ngứa lắm...”. Đấy là điều Ma Wâm - dân tộc M’nông, trưởng buôn Jun, năm nay 45 tuổi, người khi mới lọt lòng mẹ đã được tắm trên bến nước buôn Jun, cạnh hồ Lắc trong xanh, đã chứng kiến những thay đổi của hồ Lắc gần nửa thế kỷ qua - ngồi tâm sự với tôi vào một buổi sáng đầu tháng 3.2011.

Giọng Ma Wâm buồn rười rượi và đầy ngao ngán khi anh thốt lên điều cay đắng: “Cứ để tình trạng này không lâu nữa sẽ mất hồ Lắc thôi, hồ sẽ cạn thôi. Hồ Lắc mà cạn thì hết làm du lịch, hết tôm, cá, hết cả làm ruộng. Dân mình rồi sẽ khốn khổ thôi”...

Rồi Ma Wâm (...) kể (...) “Cái hồi mình mới mươi, mười lăm tuổi, sáng cứ cầm cái xỉa dài 2 thước, nhảy lên thuyền độc mộc đi một hồi, cỡ tiếng đồng hồ, thì ít nhất cũng bắt được bốn, năm con cá, mỗi con vài ký trở lên. Còn nếu bắt cá nhỏ thì cứ việc đưa cái rổ đi xúc dưới các cụm rong rêu, bèo bụi dọc bờ, khoảng nửa tiếng thì ít nhất cũng có nửa gùi cá thát lát, cá rô, cá cờ, tôm tép... Còn bây giờ đi bắt cả ngày không kiếm nổi vài ký. Khốn khó lắm” (...)

Hồ (...) Xưa, gần 700ha. Nay chỉ còn khoảng 450ha (...) nước đục ngầu. Rong, rêu, bèo và các loại thuỷ sinh làm nơi trú ngụ cho tôm cá cũng chẳng còn.

Ma Wâm cho biết: “Ngày xưa hồ sâu thăm thẳm. Nhiều chỗ đo cả cây tre dài không chạm đáy. Nay chỉ còn chỗ buôn Đrung là sâu nhất, nhưng cũng chỉ còn khoảng 4m thôi”...

Tôi thấy bốn phía hồ đâu cũng đăng, cũng lưới. Người ta lấp cả hồ làm nhà, hoặc đắp ngăn làm ao cá của gia đình một cách tự do và công khai. Nhìn rộng ra bốn phía, những cánh rừng xanh năm xưa bao quanh hồ nay đã trơ trọi. Lại thấy xa xa phía bên kia hồ có cả một chiếc thuyền to đang dùng xung điện để đánh bắt cá theo lối huỷ diệt, nhưng không hề thấy ai can thiệp. Nước thải và rất nhiều phế thải sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân bên hồ cũng được đổ xuống hồ tự do... Và tôi hiểu đấy là tất cả những nguyên nhân khiến hồ Lắc đang “ngắc ngoải”, và có thể đi đến “đoạn kết của một cuộc đời” (...)

Việc hồ Lắc bị bồi lấp nhanh, trước tiên là do rừng quanh hồ bị tàn phá làm nương rẫy quá dữ dội (...) Nếu không có thảm thực bì che bề mặt, đất có độ nghiêng 8-10 độ mỗi năm 1ha sẽ bị xói mòn rửa trôi khoảng 90 tấn đất. Tính ra mỗi năm sẽ có hàng vạn tấn đất từ các triền đồi xung quanh trút xuống hồ, làm cho hồ cạn rất nhanh và màu nước từ trong xanh chuyển sang đục ngầu” (...)

đối tượng phá rừng làm rẫy (...) chủ yếu là đồng bào thiểu số bản địa, đây là đối tượng “nhạy cảm”, có bắt giữ được họ phá rừng cũng chỉ xử lý nhẹ nhàng rồi tha bổng thôi. Thành ra không có tác dụng răn đe, giáo dục (...)

Còn việc bảo vệ hồ hiện nay lại được tỉnh giao cho thị trấn Liên Sơn quản lý. Cán bộ thị trấn lo trăm thứ việc hành chính, sự vụ của địa phương còn chưa xuể, sao lo thêm được cả việc quản lý bảo vệ hồ (!?). Mà quản lý hồ là làm những công việc gì? quản lý như thế nào? Ai trực tiếp quản lý? Quản lý theo quy chế nào?... Địa phương không biết, không soạn thảo, ban hành... Và vì thế ai muốn đánh bắt cá trên hồ thế nào cũng mặc. Đăng, đó, chài, lưới, kể cả dùng xung điện có tính chất huỷ diệt thuỷ sinh cũng mặc (...)

Nếu cứ để thực trạng này kéo dài thêm năm, bảy năm nữa thì (...) mất hồ Lắc (...)


(Theo trang
laodong.com.vn)