Người Việt đặt tên Tàu cho một thần Chăm mang dáng Ấn nhưng thực ra là một thần Chăm! Lịch sử khéo quanh co. (TT)



Nguyễn Thế Anh, “Hậu Thổ phu nhân là Po Nagar”



Po Ino Nagar (Yang Pu Nagara trong bi ký Chăm) là vị nữ thần vĩ đại được hình dung dưới hình hài của Bhagavati, cakti (hóa thân nữ) của thần Siva (...)

Tuy nhiên, trong khi đặt cho vị thần bảo hộ vương triều hình dạng thiêng liêng của Uma, hình như người Chăm chỉ tiếp tục một tín ngưỡng rất cổ (ra đời) trước khi họ (trở nên) Ấn hóa (...) (vị) nữ thần vĩ đại (...) trên thực tế (...) là sự nhân cách hóa đất mẹ (...)

Po Nagar được tiếp nhận vào trong thần điện Việt Nam có thể là dần dần từng bước trong tiến trình chinh phục đất nước Champa của các vương triều Việt Nam (...)

(Cổ thư) Việt Nam xưa nhất (có chứa manh mối về Po Nagar) (là) sách Việt điện u linh (...)

Khi (...) vua Lý Thánh Tông vào đánh Chiêm Thành (1069), đến cửa Hoàn bỗng bị mưa to gió lớn, sóng nổi dữ dội, thuyền vua bị chòng chành rất nguy. Vua ngồi bàng hoàng, chợt thấy một người con gái ước chừng 20 tuổi, mặt tươi như hoa đào, mày thanh như lá liễu, mình mặc áo trắng quần xanh, đến nói với vua rằng: “Tôi là tinh cõi đất nước Nam, thác sinh vào cây ở chốn mây nước đã lâu, chờ thời đợi dịp, nay được gặp bệ hạ, thật thỏa nguyện bình sinh. Bệ hạ đi chuyến này, xin cố cho chóng được toàn thắng, tôi tuy là thân bồ liễu, cũng xin theo giúp sức.” Tỉnh dậy, Lý Thánh Tông cho “tìm khắp trên bờ, dưới bãi, được một khúc gỗ rất giống hình người, màu sắc khuôn khổ trông như người trong mộng đã thấy”. Vua cho đưa lên thuyền ngự, đặt hiệu là Hậu Thổ phu nhân. Sau đó sóng êm gió lặng, cuộc hành trình tiếp tục. Như được thần linh giúp sức, quân ta thắng to. Khi trở về đến bến cũ nơi thần đã hiện lên, vua sai lập miếu thờ tại đấy, liền thấy mưa gió lại nổi to. Đến khi vua quyết định cho rước về thờ ở kinh đô thì mưa gió mới tan. Sau đó đền được dựng ở làng An Lãng gần Hà Nội (...)

Vị nữ thần phương nam thác sinh trong một thân cây có tài hô gió gọi mưa, rõ ràng không ai khác ngoài Po Nagar. Tuy nhiên người ta đã gán cho thần cái tên Hậu Thổ phu nhân là vị thần đã được thờ ở nhiều vùng tại Trung Quốc đời Đường, có thể đã du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ IX dưới thời Cao Biền (...) Tạ Chí Đại Trường (...) dựa vào (...) việc sắc phong hai chữ nguyên trung (biểu hiện cứng nhắc) để đưa ra giả thuyết rằng vật mà vua Lê Thánh Tông đem về không phải chỉ là một cây gỗ tình cờ tìm thấy trên bãi sông, mà chính là một vật thờ tự của người Chăm, nghĩa là một bộ linga-yoni(...)


(Trích từ bài "Thiên Y A Na hay sự tiếp nhận nữ thần Po Nagar của các triều đại Nho giáo Việt Nam", nguyên văn tiếng Pháp của Nguyễn Thế Anh, bản dịch của Nghi Hoàng, đăng trong tạp chí
Xưa Nay, VN, số 233, 4-2005)