Đến đời Đường người Tàu mới biết có nó, chứ ai biết cây đàn bầu ra đời lúc nào. Bất kể do anh em Cổ Mã Lai nào phát minh, dân tộc Việt Nam sử dụng nó tài tình nhất.



Nhiều nguồn, “Đàn bầu”







Ca dao

“Đàn bầu ai gảy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”
.

Hồi ký Trần Văn Khê, 2001, q. 4

“Một dây nũng nịu đủ lời
Nửa bầu chứa cả một trời âm giai”
(Văn Tiến Lê).

Lê Quý Ðôn toàn tập, nxb. KHXH, tập II: Kiến văn tiểu lục

(Sứ nhà Nguyên) Trần Cương Trung dự yến (...) thấy (...) có đàn tì bà, đàn tranh và đàn bầu.

Bình Nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971

Chỉ có ba dân tộc là có cây độc huyền cầm, đó là dân Việt Nam, dân Mã Lai ở Anh-đô-nê-xi-a, và dân Malayalam ở nam Ấn-độ.

Trang vi.wikipedia.org

Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm (...) là loại đàn một dây của người Việt (...) hiện nay chưa tìm ra thời điểm xuất hiện (...)

Theo Tân Đường thư (...) Liệt truyện 147: Nam Man hạ (...) trong số các nhạc cụ do nước Phiếu (...) dâng lên vua Đường (...) (có) độc huyền bào cầm (đàn bầu một dây) (…)

Đàn bầu thường một đầu to, một đầu nhỏ hơn một chút (…) dài khoảng 110cm (…) đường kính hoặc bề ngang ở đầu to khoảng 12,5cm, đầu nhỏ khoảng 9,5cm (…) cao khoảng 10,5cm (…)

Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

Đàn thân tre thường (chế tác khi hoàn cảnh) khó khăn (...) Thân đàn làm bằng một đoạn tre hoặc bương (...) Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương (…)

Đàn hộp gỗ (...) có tính năng ưu việt (...) Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung (...) Gỗ vông phổ biến nhất (...) Mặt đàn hơi cong lên một chút, đáy đàn phẳng có một lỗ nhỏ để treo đàn, một hình chữ nhật ở giữa để thoát âm đồng thời để cầm đàn khi di chuyển và một khoảng trống để cột dây đàn. Thành đàn bằng gỗ cứng như cẩm lai hoặc mun (...) Trên mặt đầu to có một miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn. Qua ngựa đàn, dây đàn được luồn xuống và cột vào trục lên dây đàn xuyên qua thành đàn, trục này được làm đẹp và nó được giấu phía sau thành đàn (...) Trên mặt đầu nhỏ của đàn có một cần làm bằng gỗ hoặc sừng, được gọi là cần đàn hoặc vòi đàn. Cần đàn xuyên qua nửa đầu trái bầu khô hoặc tiện bằng gỗ theo hình dạng tương tự và cắm vào một lỗ trên mặt đầu nhỏ của vỏ đàn. Một đầu dây đàn buộc cố định vào cần đàn khoảng giữa bầu đàn.

Que gảy đàn: thường được vót bằng tre, giang, thân dừa, gỗ mềm... Người ta hay làm bông hoặc tưa đầu nhọn một chút để làm mềm âm thanh khi gảy. Ngày xưa hay dùng que dài khoảng 10cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn chừng 4-4,5cm.

Đàn bầu có âm vực rộng tới 3 quãng tám. Vì là âm bội nên âm sắc đẹp, sâu lắng, quyến rũ. Tiếng đàn có khi buồn bã, thiết tha, có khi ngọt ngào tình tự, diễn tốt tình cảm của con người. Âm thanh phát ra trong vòng 2 quãng tám nghe khá rõ ràng dù là âm bội (…) Với tác động kéo căng hay giãn dây của vòi đàn, âm vực của đàn bầu có thể vượt trên 3 quãng tám.

Đàn bầu phù hợp với những giai điệu trữ tình, êm dịu, tuy nhiên (...) có thể sử dụng nó để diễn những bài hát vui như xẩm xoan hoặc những ca khúc mới (...) tươi (...) khỏe (...)

Cách gảy đàn (...) Người diễn đặt que gảy trong lòng bàn tay phải, sao cho hơi chếch với dây đàn. Que được đặt trên hai đốt ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải, đốt thứ nhất của ngón cái giữ que, đầu nhỏ của que thường nhô ra khoảng 1,5cm. Hai ngón còn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và ngón giữa. Khi gảy ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que cùng lúc nhấc bàn tay lên, sẽ có được âm bội. Những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những điểm trên dây đàn được que gảy vào gọi là điểm gảy. Do đàn bầu không có phím nên những điểm nút được coi là cung phím (…)

Ngón rung: Khi khảy dây, các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn, âm thanh sẽ phát ra tựa như làn sóng thì ta có ngón rung. Ngón rung rất quan trọng vì không những làm cho tiếng đàn mềm mại mà còn thể hiện phong cách (...)

Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ ngón trỏ tạo ra âm thanh hãm và thăng giáng liên tục (?), ngắt quãng do dao động âm tắt nhanh. Theo nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm thì ngón vỗ thường diễn tả tình cảm đau khổ, uất ức, nghẹn ngào.

Ngón vuốt: Miết ngón tay vào cần đàn để tạo độ trượt qua các thang âm và dừng lại ở thang âm qui định trong bản nhạc.

Ngón luyến: Kéo thẳng cần tăng hoặc giảm tới âm qui định.

Ngón tạo tiếng chuông: Nhấn cườm tay vào dây đàn để hãm bớt âm chính và tạo ra âm bội trên âm chính có sẵn v.v.

Trong lịch sử nhạc cụ Việt Nam chưa có thứ nhạc cụ nào được cải biến nhiều như đàn bầu.

Cần đàn thay vì bằng tre thì nay bằng sừng để cho mềm dễ uốn hơn. Bầu đàn trước đây làm bằng vỏ bầu khô, nay dùng sừng hoặc thông dụng nhất là tiện bằng gỗ để có thể bắt vít được. Que đàn từ chỗ dài khoảng 10cm, nay thu ngắn ngắn khoảng 4cm; từ chỗ được vót bằng tre, giang, nay có thêm các chất liệu gỗ, dừa, sừng hoặc nhựa.