“Dưa chuối xứ Quảng”

Khuyết danh






Khi nhắc đến dưa thì mọi người dễ dàng kể tên một loạt các loại dưa như dưa cà, dưa cải, dưa hành, dưa kiệu, dưa món… Nhưng mấy ai biết (...) dưa chuối (...)

Chuối là loại cây được trồng nhiều nơi xứ Quảng. Nhưng chỉ có chuối sứ (...) mới được chọn để làm dưa chuối, bởi chuối sứ (...) khi làm dưa sẽ (...) dai và chát dịu (...)

Chuối sứ ra trái quanh năm nên (...) mùa nào người quê tôi cũng có thể làm món dưa chuối. Đặc biệt vào những ngày giỗ, chạp, tết thì trong nhà thường có lọ dưa chuối để ăn (...) cơm (...) đỡ ngán khi ăn nhiều thịt cá (...)

Sau khi cắt hoa chuối khoảng ba tuần là lúc các bà nội trợ hái buồng chuối non mang vào nấu canh, làm gỏi và cả món dưa chuối (...)

Chuối sứ có nhiều mủ nên để (...) giữ được màu trắng của ruột chuối (...) khi hái chuối vào phải mang ra gọt vỏ và ngâm (...) ngay. Thường thì người ta gọt vỏ và cắt bỏ đầu trên của trái chuối, giữ lại phần đuôi để tạo dáng hình con cá cho món dưa. Chính vì vậy mà nhiều người còn gọi dưa chuối là “cá” chuối. Dùng dao cắt nhẹ thân trái chuối thành những lát thật mỏng nhưng không làm đứt lìa thân trái chuối. Những trái chuối sau khi cắt xong được ngâm ngay vào thau nước có pha một ít nước cốt chanh để chuối nhả hết mủ và không bị hóp gió, chuyển màu thâm xám. Sau đó vớt chuối ra rổ, để ráo rồi sắp vào lọ thủy tinh. Đổ hỗn hợp nước dầm gồm giấm, đường, gừng, tỏi, ớt và (...) muối (...) chuối phải ngập trong nước dầm.

Khoảng bốn ngày sau chuối ngấm gia vị, có màu trắng đục, mềm mại, thơm nồng (...) Khi ăn (...) gắp vài trái dưa chuối ra rồi dùng tay ép nhẹ cho dưa chảy bớt nước, khéo léo tạo hình con cá cho (...) thêm đẹp mắt.


(Theo trang
congan.com.vn)