Nhiều nguồn, “Đàn đáy”







Theo trang hatvan.vn

Hộp đàn hình thang cân, đáy lớn rộng 24 cm, đáy nhỏ rộng 20 cm. Đáy đàn khoét một khoảng trống hình chữ nhật. Thành đàn cao khoảng 9 cm bằng gỗ cứng. Mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt có gắn một cái thú để mắc dây. Cần đàn dài 116 cm trên có gắn từ 10-12 phím bằng tre. Đầu đàn hình lá đề có 3 trục gỗ để lên dây. Đàn có 3 dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng 4 đúng, khi nhạc công bấm vào cung phím thứ nhất trên cả 3 dây, sẽ cho 3 âm: Sol - Đô1 - Fa1 (khác với các loại đàn khác, đàn đáy cổ truyền không bao giờ đánh dây buông).

Đàn đáy chỉ dùng để đệm (...) hát ả đào (...) niên đại xuất hiện của đàn đáy (...) các nhà nghiên cứu (...) (cho) sớm nhất là thế kỷ XV (...)

Đàn đáy là nhạc cụ do người Việt Nam sáng tạo.

Theo trang vi.wikipedia.org

Đàn đáy có 4 bộ phận chính:

- Bầu đàn, còn gọi là thùng đàn: bằng gỗ, hình thang cân. Đáy lớn nằm phía trên, rộng khoảng 23-30 cm, đáy nhỏ nằm phía dưới rộng khoảng 18-20 cm. Cạnh 2 bên khoảng 31-40 cm. Thành đàn bằng gỗ cứng, dày khoảng 8-10 cm. Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng, có một bộ phận để móc dây đàn (cái thú). Có khi mặt đàn khoét một lỗ hình chữ nhật. Đáy đàn thủng hình chữ nhật.

- Cần đàn: dài 1,10-1,30m, gắn từ 10 đến 12 phím bằng tre, đàn đáy cổ có 16 phím. Các phím này dày và cao, phần đỉnh dài hơn phần chân phím. Tính từ đầu đàn trở xuống, phím đầu tiên không gắn sát vào sơn khâu như nhiều nhạc cụ khác mà lại nằm ở quãng giữa cần đàn.

- Đầu đàn: hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục chỉnh dây.

- Dây đàn: 3 dây bằng tơ se (...) mang tên dây Hàng, dây Trung và dây Liễu (...) cách nhau 1 quãng bốn đúng (...) chia làm năm cung: cung Nam, cung Bắc, cung Nao, cung Huỳnh và cung Pha.

Đàn đáy có âm vực rộng hơn 2 quãng tám (...)

Đàn đáy đệm cho hát ả đào cùng với phách và trống (...)

Nghệ sĩ cầm (...) que tre để đánh (...) Kỹ thuật tay phải gồm có ngón khảy, hất, lia (vê) giống như cách diễn đàn nguyệt và đàn tì bà. Kỹ thuật tay trái gồm có ngón chùn, nhấn, láy, đánh chồng âm và hợp âm v.v. (...) Không đánh dây buông mà bấm vào ngắn phím thứ nhất để khảy, cách này coi như đánh dây buông.

Theo Hồi ký Trần Văn Khê, nxb. Trẻ, VN, 2001, bộ 5 quyển, q. 5

cây đờn Ðáy (...) độc đáo của người Việt (...) không có đáy (...) cần rất dài lối một thước hai (...) phím đầu gắn chính giữa đờn (...) cũng là loại ba dây mà khác hẳn San xian (tam huyền) của Trung Quốc, Shamisen của Nhựt, Sandze của Mông Cổ (tr. 361)

Cây đờn Ðáy (...) cách nhấn chùn mà không loại đờn nào có (tr. 365)