Xưa kia vùng đất bây giờ là hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc đã là địa bàn cư trú của rất nhiều người Âu Việt (tức Việt tộc chi Âu). Người Tày (ở Việt Bắc) chắc là người Âu Việt ở Quảng Tây nam thiên tự nhiên từ không biết bao giờ cộng với người Âu Việt ở Quảng Tây nam thiên dưới áp lực bành trướng của người Tàu cách nay hai mươi mấy thế kỷ. Người Thái (ở Tây Bắc) chắc là người Âu Việt ở Vân Nam nam thiên tự nhiên từ không biết bao giờ cộng với người Âu Việt ở Vân Nam mới nam thiên dưới áp lực bành trướng của người Tàu cách nay khoảng hơn 1000 năm. (Thu Tứ)



Hồng Hải, “Vài nét về người Thái ở Việt Nam”




Người Thái (ở nước ta gồm các nhóm) Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Thái Đỏ và một số nhóm nhỏ khác (…)

Người Thái có mặt ở Việt Nam (từ) khoảng hơn 1000 năm trước (…)

Người Thái nói (…) thứ tiếng thuộc (ngữ hệ) Thái – Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái-lan, tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan của người My-an-ma và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc (…) (Ở ta tiếng nói của) tám dân tộc ít người Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái (…) được xếp chung (vào) nhóm ngôn ngữ Thái.

Người Thái cư trú (…) chủ yếu (trong các tỉnh) Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An (…) Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (…) có 1.550.423 người, là dân tộc đứng thứ ba về dân số tại Việt Nam (…) so với mười năm trước (…) tăng hơn 200.000 người. Đó là một tỉ lệ tăng vừa phải (so với) các dân tộc ít người (khác) ở nước ta (…)

Người Thái (có) truyền thống (…) làm ruộng nước (…) nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp (…) Đồ gốm của người Thái Sơn La (…) rất gần với đồ gốm (…) Việt Nam cách đây trên dưới 2000 năm (…)

Người Thái (vốn) có tục ở rể (…) vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con, mới về ở bên nhà chồng (…) (Tục ấy nay coi như đã bỏ) (…) Cô gái Thái sau khi lấy chồng phải búi tóc (tằng cẩu) trên đỉnh đầu (…)

Người Thái quan niệm chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia, do đó, đám ma là lễ tiễn người chết về “Mường Trời” (…) thường (chôn người chết) trong rừng, có nhà mồ và nấm mồ. Xưa kia (…) có tục dựng hòn mồ bằng đá (…) tàn dư của tín ngưỡng cự thạch (…) ảnh xạ qua những cây cột gỗ của nhà mồ vài chục năm về trước.

Người Thái (có nhiều) thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… Những tác phẩm thơ ca (…) như Xống chụ xon xao, Khum Lú nàng úa (…) tới nay (vẫn còn được bảo lưu) trong cộng đồng.

Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ văn học, luật tục được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây (…) rất thích ca hát, đặc biệt là khắp tay (…) lối ngâm thơ (…) có đệm đàn và múa (…) (có những) điệu múa như múa xòe, múa sạp (…)

(Nhà truyền thống của) người Thái (là) nhà sàn. Nhà của người Thái Trắng có khá nhiều điểm gần gụi với nhà của người Tày – Nùng. Nhà của người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của cư dân Môn – Khmer. Tuy vậy, nhà của người Thái Đen lại có đặc trưng không hề thấy ở nhà của cư dân Môn – Khmer: nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều kiểu trang trí khác nhau (…)


(Nguồn: trang
thegioidisan.vn)