“Trần Văn Khê theo báo Văn Nghệ




Như mọi năm, giao thừa năm Quý Mùi 2003, Trần Văn Khê lại khai bút tại tư thất ở Vitry-Sur-Seine (...)

Quý Mùi nguyên đán đợi xuân sang
Khai bút đầu năm thảo mấy hàng
Chúc bạn cuộc đời luôn hạnh phúc
Chúc mình sức khỏe vẫn an khang
Quê nhà, về ở không do dự
Ðất khách, rứt đi hết buộc ràng
Sự nghiệp tinh thần trao đất nước
Nâng đàn vui khảy tính tình tang
(1-2-2003)

Giáo sư tiến sĩ (...) Ðại học (...) Sorbonne (...) từng được tặng Chương Mỹ bội tinh của chính phủ Pháp, từng được tháp tùng tổng thống Pháp Mitterand thăm Việt Nam, ủy viên danh dự của Hội đồng Âm nhạc Thế giới của UNESCO (...) bước vào tuổi 83, đã thổ lộ trong bài thơ trên nguyện ước cuối cùng của cuộc đời: (...) được trở về quê nhà (...)

Trần Văn Khê đã sống hơn nửa thế kỷ ở nước Pháp (...) được trọng vọng, nhưng (...) ông vẫn chỉ xem mình là khách (...)

Trần Văn Khê sinh ngày 24-7-1921 trong một gia đình bốn đời theo nghiệp đờn ca tài tử ở làng Ðông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay) (...) năm 6 tuổi, ông được cậu ruột Nguyễn Tri Khương (cháu nội của danh nhân Nguyễn Tri Phương), vốn là một thầy nhạc và nhà soạn tuồng hát có tiếng, dạy chơi đàn kìm, đàn cò (...) Năm 1941 (tại) Nhà hát Lớn Hà Nội (...) chàng sinh viên 20 tuổi Trần Văn Khê (...) đăng đàn diễn thuyết và biểu diễn hò Cây Lúa Bến Tre, hò Mái Nhì Miền Trung và hát ru Cò Lả Xứ Bắc. Cuối những năm 1940, Trần Văn Khê sang Pháp (...) vừa làm vừa theo học Ðại học Sorbonne cho đến khi lấy được bằng tiến sĩ (1958) với hai luận án: Âm nhạc truyền thống Việt Nam (chính) và Âm nhạc và Khổng tử (phụ) (...)

Kể từ khi ông trở thành một giáo sư ở Ðại học Sorbonne, thế giới bắt đầu biết đến hình ảnh một người thầy đờn Việt Nam độc đáo và hấp dẫn kỳ lạ. Hơn nửa thế kỷ qua, Trần Văn Khê đi (...) khắp năm châu bốn biển (...) không chỉ nói mà còn đàn, ngâm, hát, biến các bục giảng khô khan thành nơi biểu diễn nghệ thuật sinh động.

Sau năm 1975, khi trở về Việt Nam với tư cách Chủ tịch Hội đồng Âm nhạc Thế giới của UNESCO (...) ông không ngần ngại (...) thừa nhận công khai rằng (...) công trình Âm nhạc truyền thống Việt Nam của ông thực ra còn nhiều thiếu sót, hạn chế, vì làm trong hoàn cảnh ở xa đất nước. Bởi vậy, từ năm 1976 đến năm 2000, gần như năm nào ông cũng về nước và đã làm trên 40 cuộc nghiên cứu khắp đất nước, ghi âm, ghi hình được trên 500 bài dân ca, dân nhạc các loại (...)

Trần Văn Khê cho biết, trong suốt hơn 50 năm rong ruổi năm châu bốn biển, ông đã gom góp được rất nhiều sách báo, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, trong đó có những tư liệu quý hiếm về âm nhạc Việt Nam (...) Ông ước ao trong lúc còn sống được cùng với cái gia sản mà ông gom góp cả đời đó về nước (...) Trần Văn Khê còn mơ ước trong những năm cuối đời (...) được góp phần hình thành chương trình dạy nhạc truyền thống Việt Nam trên cấp đại học, một chương trình quốc gia đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ theo những quy chuẩn của âm nhạc Việt Nam. Ông rất buồn khi thấy hiện nay, sinh viên Việt Nam muốn thi lấy bằng thạc sĩ hay tiến sĩ âm nhạc dân tộc lại phải theo những quy chuẩn của âm nhạc phương Tây (...)

Ðã ba năm nay, Trần Văn Khê không nhận lời đi giảng tại các trường đại học nước ngoài nữa mà tập trung thời gian, tâm sức cho việc giảng dạy trong nước, đặc biệt là ở Ðại học Dân lập Hùng Vương (Tp HCM), nơi đã cho ông lần đầu tiên “thỏa mộng bình sinh” được dạy nhạc Việt Nam, bằng tiếng Việt Nam, cho sinh viên Việt Nam, trên đất nước Việt Nam (...)


(Theo báo
Văn Nghệ, số ra ngày 13-3-2004)