Di vật thuộc văn hóa Hòa Bình có niên đại muộn nhất thì cách nay cũng đã hơn 7500 năm.

Chôn người chết mà như Nguyễn Duy Hinh mô tả dưới đây, đâu đến nỗi quá sơ sài.

Mới biết mài đá chưa lâu, đã "lờ mờ tư duy về một thế giới bên kia", cái óc của con người ta quả nhiên rất lạ.

(Thu Tứ)



Nguyễn Duy Hinh, “Mộ Hòa Bình”



người Hòa Bình (...) chôn trong hang động nơi cư trú, mộ được đặt trong một hốc đá sát vách hang hay gần bếp lửa, tử thi chôn ở tư thế nằm co hoặc nằm thẳng, xung quanh mộ được kê đá hộc, rải đá răm hoặc vỏ ốc và than tro. Trong mộ gặp những đồ tùy táng như công cụ đá, đồ trang sức bằng trai ốc hoặc xương răng thú. Các mộ Hòa Bình phần lớn được rắc thổ hoàng (...)

người Hòa Bình đã có tư duy về cái Thiêng gắn bó với cái Chết của con Người (...) nghi thức mai táng (...) có đồ tùy táng thể hiện "sống sao chết vậy" đã manh nha lờ mờ tư duy về một thế giới bên kia (...)


(Nguyễn Duy Hinh,
Văn minh Lạc Việt, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, VN, 2004, tr. 217-227)





_______________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.