Đặc biệt ý nghĩa ở đây là chuyện cư dân văn hóa Ðồng Ðậu - Gò Mun đã biết trồng lúa và đã tiến xa vào Thời đại Ðồng thau. Khi những người Việt tộc từ Giang Nam chạy giặc Tàu ghé vào Bắc bộ, họ đã gặp những anh em Việt tộc tiến bộ có lẽ xấp xỉ họ, chứ không phải gặp thổ trước lạc hậu!

(Thu Tứ)



Chử Văn Tần, “Văn hóa Ðồng Ðậu - Gò Mun”



tr. 17-20 (bài viết chung với Phạm Huy Thông, 1979)

Thoạt đầu chúng tôi (...) phân ra bốn giai đoạn phát triển (Phùng Nguyên - Ðồng Ðậu - Gò Mun - Ðông Sơn - TT) (...) Bây giờ (...) nghĩ (...) có thể hợp hai hai giai đoạn trung gian lại làm một (17)

Giai đoạn tiếp theo (tức Ðồng Ðậu - Gò Mun) (...) dài năm bảy thế kỷ (...)

dấu vết hạt gạo tiếp tục (được) tìm thấy (...) bổ sung nông cụ (...) một thứ liềm (...)

xương (thú đã thuần hóa) ngày càng nhiều (...)

Gốm (...) nung tốt hơn (...) rất nhiều kiểu loại (...) đồ đựng (...)

Ðồ đá không tiến bộ (...) còn có chiều hướng giảm tầm quan trọng (...) tập trung (...) chế tạo đồ trang sức (...)

đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là sự hưng thịnh của nghề đồng (...) vết tích của hoạt động luyện kim (...) vô số các xỉ đồng (...) những nồi, những ve, những khuôn đúc nào tên, nào đục, nào giáo (...) ít nhất là 14 loại (...) công cụ hay công cụ vũ khí: liềm, búa, dũa, lưỡi câu, rìu, mũi tên rất nhiều và nhiều kiểu dáng - hình lá có chuôi tròn, hình cánh én có chuôi dẹt... Có những loại đáng gọi là vũ khí chuyên: rìu lưỡi xéo hình sừng trâu, dao dài và rộng bản, giáo hay lao hình thoi... Vật liệu chính là hợp kim đồng thiếc.

tr. 41 (bài viết năm 1989)

Tiếp đó là các di tích Ðồng Ðậu - Gò Mun (...) khoảng thế kỷ XIII đến thế kỷ VIII trước CN, có địa bàn như của nhóm di tích Phùng Nguyên (...) kỹ thuật đồng thau phát triển mạnh mẽ, tuy các công cụ sản xuất và đồ trang sức bằng đá vẫn tồn tại phong phú


(Trích Chử Văn Tần,
Văn hóa Ðông Sơn - văn minh Việt cổ, nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, VN, 2003. Ðây không phải sách viết có tổ chức, mà là tập hợp một số bài viết đã phổ biến trong khoảng thời gian từ 1979 đến 2002. Nhan đề phần trích tạm đặt.)