“Đào Duy Anh theo một số tác giả”




Nguyễn Q. Thắng, Từ điển tác gia Việt Nam, nxb. Văn Hóa, VN, 1999

Đào Duy Anh sinh năm 1904, mất năm 1988. Hiệu là Vệ Thạch. Quê gốc ở làng Khúc Thủy, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Từ đời nội tổ dời vào Thanh Hóa. Năm 1923 đỗ bằng Thành chung (Trung học). Dạy học ở Đồng Hới (Quảng Bình).

Năm 1926 gặp Phan Bội Châu, rồi Huỳnh Thúc Kháng, bắt đầu viết cho báo Tiếng Dân ở Huế. Năm 1927 tham gia đảng Tân Việt. Lập Quan Hải Tùng Thư, cơ quan văn hóa của đảng.

Năm 1929 bị Pháp bắt. Năm sau được tha. Dạy ở trường Thuận Hóa (Huế). Bắt đầu tập trung vào công tác nghiên cứu.

Sau 1945, dạy ở Đại học Hà Nội, rồi tản cư vào Thanh Hóa, làm việc tại chi hội Văn nghệ liên khu IV. Năm 1950 ra Việt Bắc phụ trách ban Văn Sử Địa thuộc Bộ Giáo Dục. Năm 1954 bắt đầu dạy sử tại Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp ở Hà Nội. Do dính líu vào vụ "Nhân văn giai phẩm" (1957-58) nên sau đó bị chuyển sang Viện Sử học, làm công tác hiệu đính các dịch phẩm Hán-Nôm.

Tác phẩm để lại: Hán-Việt từ điển (1932-1936), Pháp-Việt từ điển (1936), Việt Nam văn hóa sử cương (1938), Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943), Khổng giáo phê bình tiểu luận (1943), Trung Hoa sử cương (1944), Cổ sử Việt Nam (1955), Lịch sử Việt Nam (1955), Lịch sử cổ đại Việt Nam (1956), Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam (1958), Đất nước Việt Nam qua các đời (1964), Nguyễn Trải toàn tập (1969), Khóa hư lục (1974), Từ điển Truyện Kiều (1974), Chữ Nôm: nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (1975), Nhớ nghĩ chiều hôm (1989) v.v.

Ðào Hùng, tạp chí Xưa Nay, số 213, 6/2004, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Ðào Duy Anh

- Năm 1925 theo cụ Huỳnh Thúc Kháng về Huế làm báo Tiếng dân (...) muốn lợi dụng việc xuất bản hợp pháp mà gieo vào tâm trí của thanh niên một ít kiến thức sơ đẳng về chủ nghĩa Mác (...) khoa học (...) khoa học xã hội, để nhằm vào (...) độc giả (...) mà phát triển đảng Tân Việt

- Ðầu năm 1930 (...) biên soạn một cuốn từ điển Hán-Việt (...) Ðầu năm 1932 thì (...) hoàn thành

- Pháp-Việt từ điển (...) ra đời năm 1936

- Năm 1938 (...) Việt Nam văn hóa sử cương (...) ra đời

- Khoảng giữa những năm 1930 (...) xảy ra cuộc tranh luận về Khổng giáo giữa Phan Khôi và Trần Trọng Kim (...) Ðào Duy Anh không tán thành lập trường bảo thủ của Trần Trọng Kim (...) cũng không tán thành quan điểm của Phan Khôi chỉ đánh giá Khổng giáo theo quan điểm thực dụng của Hồ Thích

- Tập sách nhỏ Khổng giáo phê bình tiểu luận xuất bản năm 1938

- Cuốn Trung Hoa sử cương (...) xuất bản năm 1942

- Năm 1943 cuốn Khảo luận về Kim Vân Kiều (...) ra đời

- Tập sách mỏng Văn hóa là gì? xuất bản năm 1946

- Tập Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (...) in tại Huế năm 1946

- Bộ Việt Nam lịch sử giáo trình (...) in năm 1950

- Lịch sử Việt Nam (...) xuất bản năm 1956

- Cổ sử Việt Nam (...) xuất bản năm 1957

- Viết lại Cổ sử Việt Nam thành Lịch sử cổ đại Việt Nam chia làm bốn tập mỏng xuất bản năm 1957 (...) được (...) Lưu Thống Văn của Viện Khoa học Trung Quốc dịch (...) và in trong năm 1959

- Cuốn Vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam (...) 1957

- Bộ Lịch sử Việt Nam cũng được viết lại và quyển thượng được xuất bản năm 1958, ông Du Dật Quần ở trường Ðại học Quảng Châu cũng đã dịch sang tiếng Trung Quốc. Nhưng sau đó vì vụ "Nhân Văn Giai Phẩm" nên việc tái bản quyển hạ phải đình và việc phiên dịch cũng bỏ dở.

- Sau vụ "Nhân Văn Giai Phẩm" (...) được chuyển về Viện Sử học (từ vị trí giảng dạy ở Ðại học Sư phạm Hà Nội và Ðại học Tổng hợp), chuyên làm công việc hiệu đính các thư tịch cổ do tổ phiên dịch Hán-Nôm đã dịch

- Theo lời ông viện trưởng hồi đó dặn dò là "ngoài công việc hiệu đính tài liệu, anh muốn nghiên cứu gì tùy anh, nhưng nên chọn những vấn đề hiền lành thì hơn" (...) Cuốn Ðất nước Việt Nam qua các đời (...) được xuất bản năm 1964.

- Cuốn Từ điển Truyện Kiều (...) hoàn thành (...) 1965 (...) 1974 mới được xuất bản

- Về hưu năm 1965

- Khóa hư lục (...) 1974

- Sở từ (...) 1974

- Chữ nôm - nguồn gốc, cấu tạo và diễn biến (...) 1975

- Truyện Hoa Tiên, khảo chứng và chú thích (...) 1978

- Thơ chữ Hán Nguyễn Du (...) chỉ được sử dụng một phần trong bản in chung với nhiều dịch giả khác (...) 1988

- Kinh Thi, chưa xuất bản

- Ðạo đức kinh và học thuyết của Lão Tử, chưa xuất bản

- Nhớ nghĩ chiều hôm (...) hoàn thành năm 1974 (...) xuất bản đầu năm 1989 sau khi ông qua đời

Ðinh Xuân Lâm, tạp chí Xưa Nay, số 213, 6/2004, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Ðào Duy Anh

- Tốt nghiệp Thành chung tại Huế năm 1923

- Lập nhà xuất bản Quan Hải tùng thư (năm 1928?), lấy ý câu "Quan hải nan vị thủy" (xem biển thì biết làm ra nước là khó) của Mạnh Tử. Lấy biệt hiệu là Vệ Thạch, ý nguyện làm con chim tinh vệ suốt đời ngậm đá lấp biển Ðông (...) lấp biển học mênh mông (...) QHTT bị đóng cửa tháng 7/1929, sau khi ra được 13 tập sách khoảng 100 trang trở xuống, phần lớn do ÐDA dịch: Lịch sử các học thuyết kinh tế, Phụ nữ vận động, Lịch sử nhân loại, hoặc biên soạn: Tôn giáo là gì? Xã hội là gì? Dân tộc là gì?