Phan Huy Lê viết lời sau đây năm 1983. Trước đó, ở phương Tây năm 1971 đã có Wilhelm G. Solheim II đưa ra lời tương tự.(1) Sau đó, cũng ở phương Tây, năm 1998 lại có Stephen Oppenheimer phát biểu rất cụ thể và mạnh mẽ theo cùng chiều hướng.(2)

Tổ tiên chúng ta là những người nếu không đi trước thiên hạ thì cũng không hề lẽo đẽo đi sau như những kẻ giàu mạnh bây giờ đang cả tiếng tuyên truyền.

Sự thực ấy có được công nhận hay không, tối hậu tùy thuộc vào việc chúng ta có trở thành giàu mạnh hay không!

(Thu Tứ)

(1) Bài
New Light on a Forgotten Past, đăng trên tạp chí National Geographic, Mỹ, số tháng 3 năm 1971.
(2) Sách
Eden in the East - The Drowned Continent of Southeast Asia, xuất bản lần đầu năm 1998 ở Anh quốc, do nhà Weidenfeld & Nicolson.




Phan Huy Lê, “Không phải đã chậm tiến”



Trước đây, có một quan niệm khá phổ biến cho rằng, Việt Nam cũng như cả khu vực Ðông Nam Á, trước khi chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc và Ấn Ðộ, là một khu vực trì trệ và chậm tiến. Những kết quả nghiên cứu tiền sử và sơ sử ở Việt Nam và Ðông Nam Á trong thời gian gần đây đã hoàn toàn bác bỏ quan niệm lỗi thời ấy.


(Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh,
Lịch sử Việt Nam, tập I, nxb. Ðại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1983, tr. 223)





_____________________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.