Nguyễn Tuấn Long, “Người Tày - Lễ hội Lồng Tồng”




Lễ hội Lồng Tồng (hội xuống đồng) từ bao đời nay đã trở thành nét sinh hoạt cộng đồng đặc sắc của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (...) được tổ chức vào mồng 10 tháng Giêng hàng năm (...)

Từ vài ngày trước hội, các cụ cao niên (...)đã tổ chức họp bàn, phân công công việc chuẩn bị cho ngày hội. Cánh trai trẻ thì chuẩn bị trang phục, giầy dép, các thiếu nữ thì ríu rít rủ nhau ngồi khâu còn, đan yến (để đá cầu) và làm bánh trái phục vụ lễ hội…

Buổi sớm ngày hội, bên bếp lửa hồng, các gia đình người Tày thổi xôi, luộc thịt, sắp xếp hương hoa, bánh trái, chuẩn bị lễ vật (...) mang ra đồng góp lễ. Từ 6 giờ sáng, trên khắp các ngả đường, từng tốp nam nữ í ới gọi nhau đi dự hội (...) vùng rừng núi (...) bỗng trở nên nhộn nhịp (...)

Địa điểm tổ chức hội thường ở giữa cánh đồng hay trên một bãi đất rộng. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng thanh la rộn rã, thầy cúng làm lễ xin Trời Đất, Tổ Tiên được tổ chức lễ hội...

Giữa làn mưa bụi giăng giăng, văng vẳng tiếng cầu một Năm Mới mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, no ấm đến mọi nhà.

Bài cúng chấm dứt, thầy cúng dẫn đầu đoàn người xuống đồng (...) một thanh niên khỏe mạnh cày những đường cày đầu tiên mở đầu cho mùa sản xuất mới trước sự chứng kiến của đông đảo dân làng (...) trên mảnh ruộng nước đã được bừa ngấu từ trước (...) thầy cúng cầm nắm thóc vãi xuống đất và rẩy ít nước lên Trời (...)

Phần lễ kết thúc, các trò chơi dân gian được tổ chức tưng bừng với đu quay, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, đánh yến, thi cày... Vui nhất là trò chơi tung còn. Một cây nêu cao được dựng ở bãi rộng. Già, trẻ, gái, trai, nam, nữ đua nhau ném quả còn sao cho trúng hồng tâm trên đầu ngọn nêu. Ai chiến thắng sẽ nhận một phần quà tượng trưng và được coi là người bước vào Năm Mới nhiều may mắn nhất.


(Việt Nam Thông tấn xã)