"Cơn lốc" mà Tô Hoài nhắc đến sau đây là nạn đói Ất Dậu.



“Nam Cao qua Tô Hoài”




Nam Cao là người hay nghĩ, cả lo (tr. 279)

Tính anh, cứ ngồi với anh em quen, anh nói như trạng, nhưng gặp ai lạ thì im thin thít, mặt đỏ lên tận tai (tr. 318)

Một hôm, Nam Cao nhận thư của vợ. Thư kể mấy tháng nay mẹ con chỉ ăn rau sam. Con bé út được hơn một năm - con bé, anh đặt tên là Bình Yên. Con Bình Yên chê nhà đói khó, đã bỏ đi rồi. Cái thư đau đớn đọc xong, biết làm thế nào, anh thờ thẫn nuốt nước mắt, để xuống (tr. 330)

Nam Cao vốn trầm tĩnh, nhưng đã bốc thì hay tuyệt đối và coi trời bằng vung (tr. 344)

Nam Cao đi vay nhà xuất bản nào được một trăm bạc - tôi không nhớ. Một trăm đồng lúc ấy chẳng còn giá trị lắm, nhưng cũng không phải nhỏ, đối với cảnh bữa cơm bữa cháo của chúng tôi. Con Bình Yên dưới quê nhà vừa chết. Ðã lâu, Nam Cao không nhận được tin tức. Vợ con mù mịt trong cơn lốc, sống chết thế nào. Thế mà trăm đồng ấy, Nam Cao đã góp quỹ đoàn kịch (tr. 344)


(Tô Hoài,
Tự truyện, nxb. Văn Học, 1985)