Trong một bài viết so sánh tiếng Thái với tiếng Việt (bài “Âu ơi, Lạc ơi...”), chúng tôi có đưa ra nhận định rằng ngữ pháp một khi ổn định thì rất bền.

Tưởng cái sự kiện sau Bắc thuộc ngữ pháp tiếng Việt vẫn khác ngữ pháp tiếng Tàu có giá trị chứng tỏ nó đã ổn định từ trước Bắc thuộc.

(Thu Tứ)



Tr.V. Chình, Ng. Hiến Lê, “Ngữ pháp muôn năm!”




Từ ngữ, thanh âm (...) có thay đổi, nhưng ngữ pháp có thay đổi không? (...)

Những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Nôm (...) thất lạc cả, duy chỉ còn cuốn Trinh thử nhiều người cho là viết vào thời Trần mạt, nghĩa là cuối thế kỷ 14 hay đầu thế kỷ 15. Vậy, có muốn nghiên cứu tiếng Việt cổ, ta chỉ có thể đi ngược lên đến cuối thế kỷ 14 là cùng.

Dưới đây chúng tôi sẽ trích ba đoạn văn:

1. một đoạn trong truyện Trinh thử vừa nói trên,

2. một đoạn trong tập Gia huấn ca (1) của Nguyễn Trãi, viết vào cuối thế kỷ 15,

3. một đoạn trong bức thư viết năm 1659 bằng chữ La-tinh (...) chép theo Hoàng Xuân Hãn (2) (...) để độc giả so sánh với tiếng nói hiện giờ.

Ðộc giả sẽ thấy rằng ngữ pháp của ta, dù là về thế kỷ 14, thế kỷ 15, thế kỷ 17 hay hiện giờ, về đại cương không thay đổi.


(Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê,
Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, in lại trong Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê, q. III, nxb. Văn Học, 2006. Nhan đề phần trích tạm đặt.)

















___________________________
Chú thích của TVC và NHL:
(1) Có người ngờ rằng tập này người đời sau sửa chữa lại nhiều. Vấn đề chưa giải quyết hẳn, nên chúng tôi tạm theo thuyết cũ.
(2) Theo Hoàng Xuân Hãn thì bức thư này là “nét bút xưa nhất của người Việt viết bằng chữ La-tinh trên mặt giấy tây”. Kết luận bài báo, ông viết rằng: “Tiếng ta cách ba trăm năm nay không khác bây giờ bao nhiêu”. Ðấy là ông nói về cả từ ngữ lẫn thanh âm và lối ghi âm, chứ không nói riêng về ngữ pháp.