Cướp đất của “rợ”, rồi rút cuộc cướp luôn cả nhạc! Thì cũng như mang đồ đồng đào được ở Tam Tinh Ðôi đi khoe khắp thế giới là tác phẩm của Trung Hoa cổ. Vào thời những món đồ đồng ấy được chế tạo, chủng Hoa Hạ đã biết tới cái đất mà về sau gọi là Tứ Xuyên đâu mà! Tưởng tượng cuối thế kỷ 21 Trung Quốc nam tiến đến... mũi Cà Mau, lúc đầu gọi quan họ là nhạc Việt, rồi lần lần gọi là nhạc dân gian Tàu! Rồi đồ đá Phùng Nguyên, đồ đồng Ðông Sơn cũng lần lần biến thành đồ Tàu cổ! Diễn biến lịch sử ở đây là: cướp đất, cướp của cải vật chất, rồi đến lúc nào đấy cướp luôn cả di sản tinh thần. Điển hình, khi bị cướp đến tinh thần thì nạn nhân mất đã lâu rồi, không còn có mặt để tức, để đòi! (Thu Tứ)



Trần Văn Khê, “Cướp luôn văn hóa!”




Đầu đời Ðường có mười bộ môn âm nhạc thì chỉ có hai là gốc Trung Quốc còn tám bộ môn kia là của nước ngoài. Nhưng mấy trăm năm sau, đến cuối đời Ðường, âm nhạc nước ngoài trước kia gọi là (...) Hồ nhạc: nhạc của rợ Hồ (...) mất đi, tất cả bị nhập vào (...) Tục nhạc: nhạc dân gian (...) những bộ môn nhạc của các nước khác đã biến thành nhạc Trung Quốc.


(
Hồi ký Trần Văn Khê, nxb. Trẻ, 2001 (5 quyển), q. 3. Nhan đề phần trích tạm đặt.)