Kết quả nghiên cứu mới nhất đại khái là:

Thơ “Hồ Xuân Hương” có khoảng non trăm rưởi bài, sáng tác trong thế kỷ 19, ngoài truyền miệng còn được chép tay thành một số văn bản chữ Nôm.

Hầu hết những bài thơ trong các văn bản chữ Nôm ấy đã được đưa vào sách hoặc khắc ván hoặc in ti-pô, trong khoảng từ năm 1909 đến năm 1934.

Căn cứ vào phong cách và trình độ nghệ thuật, những bài thơ nói trên không phải do một người làm.

Có một nữ sĩ tên là Hồ Xuân Hương, sống vào nửa đầu thế kỷ 19. Nữ sĩ này hình như chủ yếu sáng tác những bài thơ bằng chữ Hán có nội dung nằm hoàn toàn trong khung Nho giáo. Chưa biết liệu bà có phải, đồng thời, cũng là tác giả một số bài thơ “Hồ Xuân Hương” truyền tụng hay chăng...

(Thu Tứ)



Đào Thái Tôn, “Thơ Hồ Xuân Hương”




tr. 18-19:

Bước sang thập kỷ 60, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đi sâu vào văn bản (...)

Trần Thanh Mại (...) có công đầu trong việc dẫn dắt sự quan tâm của những người nghiên cứu Hồ Xuân Hương sang một hướng nghĩ mới (...)

những phát hiện (...) đặc biệt là “Lưu hương ký thi tự” (bài tựa tập thơ Lưu hương ký) và tập thơ Lưu hương ký cùng những kết quả nghiên cứu của ông đã (...) mở ra (con đường có nhiều sức thuyết phục): phải chăng Hồ Xuân Hương còn là hay chính là một nhà thơ sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán?

tr. 22:

thập kỷ 80 (...) công trình khảo cứu của học giả Hoàng Xuân Hãn (...) đánh dấu một bước chuyển biến trong việc nghiên cứu tiểu sử Hồ Xuân Hương (...)

chuyên khảo “Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long” (tập san Khoa Học Xã Hội, Paris, 1983) (...) bổ sung thêm một số tư liệu mới, đặc biệt là về tiểu sử của Hồ Xuân Hương (...) Hồ Xuân Hương đã từng làm vợ bé của viên Tham hiệp trấn Yên Quảng, tên là Trần Phúc Hiển (...) bị (...) tử hình vào năm 1819.

tr. 88-92:

qua bài khảo cứu của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, chúng ta được biết rõ hơn rằng:

“Antony Landes (...) giám đốc trường thông ngôn ở Sài Gòn (...) năm 1892 ra làm việc ở Hà Nội. Chắc là trong thời kỳ này y thuê một người Việt (...) góp thi văn Nôm, rồi chép vào giấy lệnh (...) thứ giấy dó tốt (...) Cũng có thể, khi Landes chưa ra Bắc, y đã tổ chức sự sao chép này rồi (...) y bị chết đuối ở sông Sài Gòn (...) năm 1893 (...) ta tạm coi (những bài thơ trong) văn bản chép đây là thơ nôm truyền tụng của Xuân Hương (...) thu thập trước năm 1893 (...).”

chúng tôi bắt đầu từ văn bản (...) Landes (...) tiến hành so sánh với các văn bản khắc ván, in ti-pô từ năm 1909 đến năm 1934 (với Văn đàn bảo giám) (...)

Kết quả (...) thấy (...) số lượng các bài thơ được gán cho Hồ Xuân Hương cứ tăng dần theo mỗi lần in ấn (...) những bài thơ thống kê qua các bản in đó (...) trùm lên hầu như toàn bộ 18 văn bản chép tay hiện có trong thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (...)

tr. 96:

từ năm 1893 đến năm 1934, nghĩa là kể từ (...) (văn bản) Landes đến Văn đàn bảo giám, số bài thơ Nôm được xem là của Hồ Xuân Hương (...) đã từ 62 bài lên tới 139 bài.

tr. 106-108:

Ðến đây, một nhận xét tổng quát là: Toàn bộ 139 bài thơ từng được xem là của Hồ Xuân Hương chỉ là thơ truyền tụng, chúng không hề có một nguồn xuất xứ chắn chắn nào và đứng bên nhau với những mâu thuẫn nổi bật từ phong cách đến trình độ nghệ thuật. Ðó là một mạch thơ dân gian âm ỉ chảy suốt thời gian gần nửa thế kỷ qua khẩu truyền và được chép lại nằm lặng thầm trong các kho sách cũ, sau đó một phần đã được công bố trên những văn bản khắc ván hoặc in “ti-pô” (...)

tr. 200:

chúng tôi cho rằng, hướng nghiên cứu Hồ Xuân Hương bằng cách đi sâu vào việc tìm hiểu Lưu hương ký và những tư liệu lịch sử liên quan tới nó, đồng thời hết sức sàng lọc những bài thơ Nôm truyền tụng (...) là một hướng đi có triển vọng.


(Ðào Thái Tôn,
Hồ Xuân Hương, nxb. Hội Nhà Văn, 1999)