Thua vật chất, mất tinh thần (khiếp sợ), bỏ tinh thần (của mình đi), rước tinh thần (của người về).

Khi nào vật chất hết thua, sẽ thôi khiếp, thôi bỏ, thôi rước.

Nhưng e rằng khi ấy đã bỏ xong xuôi tất cả mình, đã hóa hẳn thành người khác lâu rồi!

Đứt ruột là “ông” năm nào, là chẳng hạn mình bây giờ đây. Chứ mai kia “diễn biến” kết thúc, toàn thể dân tộc Việt Nam đã “nên
người”, thì đâu còn ai biết mình đã mất mình nữa mà “đứt”!

Cũng có thể “chúng ta” sẽ không nhập vào một “cái kiếp con người” mới nào cả, không bao giờ “giũ áo đười ươi”, mà mãi mãi yên “cái phận con ngợm”!
(Thu Tứ)



Bùi Giáng, “Bao giờ giũ áo đười ươi?”




Chúng ta quen thói ngóng chạy theo đuôi mọi thứ trào lưu chủ nghĩa (...) Hết chạy theo đuôi ông Camus, tới chạy theo đít bà Simone Weil, rồi xô ùa chạy theo giò cẳng ông Krishnamurti (...) tủi cho cái kiếp con người. Nhục cho cái phận con ngợm.

Ðó chính là cái cõi của lai rai thượng thừa, của bê bối tối hậu. Tới bao giờ mới chịu đi về giũ áo đười ươi? (…) Ẩn ngữ gì mà đoạn trường ra như thế.


(Bùi Giáng,
Ði vào cõi thơ, quyển I, nxb. Ca Dao, Sài Gòn, 1969)