Dùng tục ngữ trong thơ, tại sao không? Thơ chuộng súc tích, mà tục ngữ thì rất súc tích. Hơn nữa, cái câu tục ngữ rất Việt ấy nó lại giúp “chữa” bớt sự có mặt của hai câu tiếng Tàu trong bài thơ tiếng Việt. “Anh giả điếc” tất nhiên không phải lười biếng như trâu. Chẳng qua trong buổi nước nhà mất độc lập, làm việc nhiều khi là làm những việc không ra gì, nên anh mới “khéo ngơ ngơ ngác ngác” để khỏi bị vấy tay...

(Thu Tứ)



Nguyễn Khuyến, “Anh giả điếc”



Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ “sáng tai họ, điếc tai cày”,
Lối điếc ấy sau này em muốn học.

Tọa trung đàm tiếu, nhân như mộc,
Dạ lý phan viên, nhĩ tự hầu.
(1)
Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu;
Khi chè sen năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu.

Tỉnh một chốc, lâu lâu rồi lại điếc
Ðiếc như thế ai không muốn điếc!
Ðiếc như anh dễ bắt chước ru mà
Hỏi anh, anh cứ ậm à!







_______________
(1) Ngồi giữa chỗ người cười nói thì ngây như gỗ / Ban đêm leo tường lại nhanh như khỉ.