Hải Ninh, “Người Tày - Hát then”




Từ khi được thưởng thức điệu hát Then trong một đêm biểu diễn hát Then tại Hà Nội tôi đã mê say (...) điệu hát độc đáo này (...) nhân Liên hoan đàn Tính - hát Then lần thứ ba được tổ chức tại tỉnh Bắc Cạn, tôi (...) tìm về cái nôi của (...) hát Then (...).

(...) nhiều người chỉ cho chúng tôi đến gặp nghệ nhân Nông Trọng Quyết (...) Anh Quyết cho biết “(...) Then (...) là Thiên (...) là “trời” (...) là điệu hát của thần tiên truyền lại (...) được dùng trong (...) lễ cầu an, cầu mùa, gọi hồn… Đồng bào Tày quan niệm, những điệu then giúp gửi lời cầu khấn đến nhà trời”.

Anh còn kể cho chúng tôi một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác (...) “(...) đàn tính có 12 dây, mỗi khi tiếng đàn tính cất lên, cỏ cây muông thú, vạn vật trên thế gian đều bị mê hoặc. Đến cả thần tiên trên trời cũng bị mê tiếng đàn mà trở nên lười nhác, bê trễ công việc. Thấy sự nguy hiểm của cây đàn, Ngọc Hoàng bèn sai bèn sai tước đi 10 dây, chỉ để lại 2 dây như bây giờ. Nhưng không vì thế mà đàn mất đi sức hút với con người”. “Hát then không có đàn tính cũng chẳng khác nào bữa cơm thiếu muối (...)” (...)

(...) bao năm nay anh miệt mài tìm kiếm những điệu then cổ để gửi đến những người mê hát. Nhiều lời then cổ tưởng như đã mất được anh tìm lại, trở thành “di sản” trong kho tàng văn hoá dân tộc Tày (...)

Bản Tinh bé nhỏ nằm nép mình trên sườn núi, mây trắng giăng giăng bay lượn. Ở đó lúc nào cũng ngân lên tiếng hát ngọt ngào của nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền. Khi nói về hát hen, đôi mắt ông sáng lên lạ lùng (...) “(...) Then có nhiều loại (...) cầu phúc, cầu tài, lộc, then kỳ yên giải hạn, then buồn, vui, nhưng tất cả đều mang một âm hưởng dịu dàng, ấm cúng chất chứa bao tâm sự về cuộc sống của con người”.

(...) đời ông đã là đời thứ 9 (...) con cháu ông đều thuộc lầu làu từng tích then, từng làn điệu múa then.