Trong công cuộc đổi mới văn hóa xảy ra ở nước ta trong khoảng mấy chục năm đầu của thế kỷ 20, về học thuật chắc chắn Trần Trọng Kim là một trong những người đóng góp nhiều nhất.

Dân tộc cần thứ sách gì để học tập, cụ Trần viết ngay thứ sách ấy, viết nhanh mà thành tác phẩm để đời!

Từ
Quốc văn Giáo khoa thư cho trẻ con, đến Nho giáo, Phật giáo cho những người muốn tìm hiểu cặn kẽ đạo Nho, đạo Phật, đến Việt Nam sử lược cho tất cả mọi người dân Việt, sách nào của cụ Trần rồi cũng được lưu truyền bền bỉ.

Từ ngày
Việt Nam sử lược ra đời, đã có nhiều khám phá quan trọng về quá khứ của dân tộc, nhưng những khám phá ấy chủ yếu là về thời tiền sử. Ðể có một ý niệm tương đối đúng đắn về lịch sử dân tộc từ đầu thời Bắc thuộc đến trước khi người Pháp bắt đầu gây hấn, Việt Nam sử lược vẫn là tác phẩm nên đọc hàng đầu.

Xét việc đã xảy ra, Trần Trọng Kim nhiều lần đưa ra được cái nhìn tổng quan giá trị.

Nhắc chuyện triều đình Huế ký hòa ước năm 1884 với Pháp, ông có mấy dòng gọn mà thấm thía.

(Thu Tứ)



Trần Trọng Kim, “Tính cách duy nhất”



Nước Việt Nam trước kia, từ nam chí bắc là một, có cái tính cách duy nhất hơn cả các nước khác. Văn hóa, lịch sử, phong tục, ngôn ngữ đều là một cả, mà nay thành ra ba xứ: Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ; mỗi kỳ có một chính sách riêng, luật lệ riêng như ba nước vậy. Thậm chí lúc đầu người kỳ này đi sang kỳ kia phải xin giấy thông hành mới đi được (...)

Một nước mà tam phân ngũ liệt ra như thế, thật là một mối đau lòng cho người Việt Nam (...)


(Trần Trọng Kim,
Việt Nam sử lược)






__________________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.