Vương Mơ, “Ngày hội văn hóa Mường năm 2008”




“Ngày hội văn hóa dân tộc Mường” vừa diễn ra giữa cái nôi của người Mường (tỉnh Hòa Bình) (...)

Du khách thập phương đã đổ về (...) xem những sắc màu văn hóa của người Mường Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Tây, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Đăk Lăk (...) về hội tụ (...) giữa cái nôi của dân tộc Mường (Hòa Bình) với bốn xứ Mường: Bi, Vang, Thàng, Động.

Nếu hình ảnh thiếu nữ Mường đánh cồng là biểu tượng của ngày hội thì trống đồng và bình rượu cần lại là trung tâm thu hút sự chú ý của hàng ngàn người xem (...)

Sự tái hiện lịch sử hình thành cư dân Mường trên đất Hòa Bình qua trích đoạn sử thi nổi tiếng “Đẻ đất, đẻ nước” cùng với tiếng cồng chiêng rộn ràng, lời khấn ngân vang, trầm hùng của thầy Mo Mường như đưa người xem về thủa hồng hoang của tộc người Mường (...)

“Người Mường mở hội” với các tiết mục hát đặc sắc như múa Poồn Pông phác hoạ lại bức tranh ngày hội đầy màu sắc của người Mường xứ Thanh; “Tấu nhị”, “Múa hát gặp nhau ngày hội”, “Liên khúc dân ca Mường”, “Múa Xênh tiền” hay nét duyên của các thiếu nữ Mường qua tiết mục “Mời trầu” của đoàn chủ nhà Hòa Bình; “Trăng bản Mường”, “Nho Quan quê em” (Ninh Bình); “Vui hội xứ Mường”, “Tiếng đuống gọi trăng” (Sơn La); “Múa trống đu” (Phú Thọ) v.v. (...)

Cũng trong không gian lễ hội, triển lãm “Di sản văn hóa dân tộc Mường (...)” (...) văn học dân gian (...) cồng chiêng (...) cơm lam, rượu cần, nhà sàn, vải thổ cẩm, kỹ thuật trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, các áng mo mỡi, điệu dân ca ví, đúm, múa quạt, múa cờ, nhảy sạp v.v. (...)

Người Mường hiện có dân số trên một triệu người, chỉ sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khmer, cư trú chủ yếu dọc các thung lũng hẹp, các triền sông, suối; các vùng đồi, rừng ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Tây, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lăk, Kon Tum, Gia Lai (...)


(Trang điện tử của Việt Nam Thông Tấn Xã, 17/5/2008)