Hoàng Cầm có lần rót cho Nguyễn Tuân một chén "rượu quê", "thứ rượu chính cống nếp cái hoa vàng (...) chỉ uống một ngụm rượu ấy cũng như uống cả một cánh đồng quê tháng Mười"... (trong Nguyễn Tuân - người đi tìm cái đẹp)



Khuyết danh, “Nếp cái hoa vàng Kinh Môn”



Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Nếp được gọi là nếp cái hoa vàng do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác (...)

(...) Giữa tháng 10, về Kinh Môn (Hải Dương), quê hương của nếp cái hoa vàng (...) mùi thơm mát dịu (...)

Nếp cái hoa vàng ở Kinh Môn (...) khi nấu lên hạt bóng, trong và ráo, đầy tròn, mềm nhưng không nát (...) xôi dẻo, thơm (...)

Gạo nếp cái hoa vàng được chế biến thành (...) xôi, bánh chưng, rượu. Bánh chưng (...) gạo nếp cái hoa vàng thường để được lâu mà không bị cứng hay thiu, mốc (...)

Cùng với bánh chưng, vào dịp tết nhà nào ở Kinh Môn cũng nấu vài lít rượu bằng gạo nếp cái hoa vàng (...) Rượu nếp cái hoa vàng uống rất êm, ngọt hậu và có mùi thơm…