Chùa cổ như bảo tàng, đúng là nhận xét của một Viện trưởng Viện Khảo cổ. Trong bảo tàng chùa có những hiện vật quý vô cùng. Chẳng hạn ba pho tượng hoàng tử công chúa quận chúa đời Hậu Lê ở hậu cung chùa Bút Tháp: đây vừa là bằng chứng về trình độ rất cao của mỹ thuật Việt cổ vừa là chân dung người Việt Nam xưa. Bảo tàng chùa lại hơn bảo tàng thường ở chỗ bản thân cũng chính là một vật quý.

Chùa cổ có thể bị giảm giá trị bởi những người trùng tu thiếu hiểu biết. Vật quý để trong chùa dễ bị mất cắp hơn và điều kiện bảo quản nói chung không tốt bằng để trong bảo tàng điển hình.
(Thu Tứ)



Hà Văn Tấn, “Chùa cổ như bảo tàng”




Chúng ta đã cùng nhau khảo sát ngôi chùa Việt Nam qua các chặng đường lịch sử (…) biết được ít nhiều về vị trí của ngôi chùa trong đời sống văn hóa của dân tộc (…) thấy (…) sự hòa quyện của Phật giáo với các tín ngưỡng cổ truyền (…) gặp (…) các vẻ đẹp (khác nhau) của điêu khắc và kiến trúc (…)

Ngôi chùa Việt Nam (là) di tích văn hóa (…) biểu hiện một phần tâm hồn Việt Nam (…)

Di tích thì bao giờ cũng im lặng và ngưng đọng, như (...) bảo tàng (…) Chùa quả đúng là (…) bảo tàng: bảo tàng kiến trúc, bảo tàng điêu khắc, bảo tàng của những bi ký hay của những ván in sách v.v.


(Hà Văn Tấn,
Chùa Việt Nam, 2010)