Trịnh Sinh, “Mộ thuyền ở Thanh Hóa”




Các nhà khoa học tìm về động Ma, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá để tìm hiểu về một táng tục độc đáo ở đây (...)

Vài trăm quan tài hình thuyền độc mộc được mang lên tận hang đá cao (khoảng hơn 150m) đường đi hiểm trở (...) Những chiếc quan tài này không được chôn (...) mà đặt trên giá đỡ làm bằng những cây cột gỗ có sàn ghép (...) gọi là “quan tài treo” dịch từ tiếng Trung Quốc “huyền quan táng” (...) Nhưng có cái đặt trên nền hang (...)

Không chỉ riêng ở ta mới có hình thức mai táng bằng mộ thuyền trong hang đá, mà vùng các tỉnh miền núi nam Trung Quốc cũng có (...) vài ngàn năm cách nay (...)

Mộ thuyền của người Việt cổ có mặt từ vài trăm năm trước Công nguyên (...) Sau thời điểm rộ lên (...) dường như mộ thuyền chỉ còn thấy ở miền núi, mà nhiều nhất là vùng người Mường sinh sống (...)

Năm 1998, các nhà khảo cổ (...) khảo sát không chỉ một động Ma, mà cả một số động (khác cũng chứa quan tài hình thuyền) như: Hang Lũng Mu tìm được 75 ngôi mộ, hang Ko Phày có 10 mộ, hang Pa Khé có 16 mộ. Tất cả các hang đều nằm trong xã Hồi Xuân (...)

Tại hang Pa Khé, tìm được mảnh gốm thô, hạt đá mã não trang sức, 2 vỏ ốc biển, 1 dao sắt, 1 đồng tiền có chữ “Khai Nguyên Thông Bảo” và nhiều xương răng người và động vật. Tiền đồng mang niên hiệu Khai Nguyên là tiền Trung Quốc dưới triều vua Đường Huyền Tông, đầu thế kỷ thứ 8 (...)

Tộc người có phong tục treo quan tài hình thuyền trong hang thường chọn những hang đá hiểm trở cạnh sông (...) trường hợp động Ma là sông Luồng, nhánh lớn của sông Mã (...) Có thể do (...) cư dân có gốc sông nước (...)

Một vấn đề còn “treo” chưa giải đáp được là (...) xương cốt để lại (...) không nhiều (mặc dù) trong hang đá vôi xương cốt được bảo quản tốt hơn trong các môi trường khác (...) Nhiều thuyền không có xương.


(Báo
Lao Động, không biết ngày đăng)