Khuyết danh, “Mộ thuyền ở Hà Tây” (1)



trong lòng con mương chảy từ sông Nhuệ ra phía quốc lộ số 1 thuộc xã Châu Can, huyện Phú Xuyên (...) có niên đại khoảng cuối thế kỷ 3 đến đầu thế kỷ 2 trước công nguyên (...)

loại mộ thuyền, một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa Đông Sơn với những chiếc quan tài được làm bằng thân cây khoét rỗng có hình thù giống như chiếc thuyền.

Những quan tài tìm thấy trong mộ cổ Châu Can có chiều dài từ 1,85 đến 2,32m, đường kính trên dưới 0,5m. Thân cây gỗ (...) nửa dày làm thân, nửa mỏng làm nắp (...) đẽo sơ qua bên ngoài và khoét thành hình lòng máng bên trong, hai đầu chừa lại (...) làm vách đầu và đuôi quan tài, nắp và thân được giữ khít nhau bằng 4 cái chốt hoặc 4 nút buộc xuyên qua các lỗ ở sát mép của chiếc áo quan, đồng thời còn chêm thêm nêm gỗ để cho nút buộc được căng. Ở một vài mộ còn tìm thấy những sợi dây song vót mỏng buộc ngang quan tài giúp cho phần nắp và thân khít chặt vào nhau.

Bên trong quan tài, người quá cố được đặt nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt song song với thân người, bọc bằng những lớp vải mỏng hoặc lớp lá chẻ nhỏ đan lại một cách cẩn thận (...) có nhiều đồ tùy táng chất liệu đồng: rìu xéo, giáo, lao, gương đồng v.v. và những đồ dùng bằng tre, gỗ, gốm, thậm chí còn có cả hiện vật làm bằng vỏ quả bầu.

(...) mộ cổ Châu Can (...) gồm 8 ngôi (...) khá nguyên vẹn (...)

(...) những chiếc rìu xéo lắp cán gỗ, trong đó một đầu cán rìu đẽo gọt theo dáng dấp hình đầu chim trên trống đồng (...)


(
Hà Nội Mới)