Ðồ gốm (ceramic) là đồ đất nung nói chung. Ðồ gốm có hai loại chính, là đồ đàn (stoneware) và đồ sứ (porcelain).

Ðồ đàn có người gọi là đồ gốm thô, vì đục (
opaque) hơn sứ, không trắng như sứ, và dày hơn. Ðồ sứ làm bằng đất thó (đất sét trắng, kaolin), là phát minh của người Tàu.

Ðồ đàn gần như bao giờ cũng phải tráng men. Ðồ sứ vì nung ở nhiệt độ cao hơn, có mức thủy tinh hóa cao, rất ít thấm nước, nên không cần tráng men, có tráng là chỉ cho đẹp.

Về kỹ thuật, đồ sứ hơn đồ đàn. Nhưng dĩ nhiên mỹ thuật là chuyện khác. Gốm Việt đời Trần hoa văn đường nét thanh thoát, màu sắc đạm nhã; trong khi gốm Tàu cùng thời điển hình trang trí rậm rịt, sặc sỡ.

(Thu Tứ)



Trần Quốc Vượng, “Gốm ta là đồ đàn”



Việt Nam không phát triển truyền thống sứ: Sứ Việt Nam tuy xuất hiện từ lâu, nhưng sứ chân chính (xương cao-lanh, men không ngấm nước, gõ lên có thanh âm và bán thấu quang) thì chỉ mới phát sinh mấy thập kỷ gần đây (...)

cái chất liệu sứ quá “mong manh” không thích hợp với tâm thức Việt Nam cổ truyền “ăn lấy chắc, mặc lấy bền” (...) đồ đàn (stoneware). Trước Cách mạng, truyền thống gốm Việt Nam dường như dừng nơi bán sứ (...) Thế mạnh của gốm Việt Nam (...) trong lịch sử xa xưa là đồ đàn tráng men mà không phải là đồ sứ.

đồ đàn Việt Nam (...) thường chỉ có một hai màu: nâu - ngà, lam - trắng, nâu - đỏ (...)


(Trần Quốc Vượng,
Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, nxb. Văn Hóa Dân Tộc, VN, 2000, tr. 423-425)





____________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.