“Vấn đề lớn” vẫn còn sờ sờ, thậm chí lớn hơn!

Nó không phải là “độc quyền” của cách tổ chức xã hội nơi Hoài Thanh đã sống đâu. Ở những nơi xã hội tổ chức ngược hẳn lại, vì những lý do khác, “vấn đề” vẫn chào đời và lớn lên rất tốt.

Nó có vẻ muốn ở với nhân loại dài dài!

(Thu Tứ)



Hoài Thanh, “Phê bình như không”



Nói chung trong phê bình văn học vấn đề lớn hiện nay có lẽ là ở chỗ: sách thì hay dở không giống nhau thế mà các bài phê bình thì (...) mức độ khen chê (...) bài nào cũng giống bài nào (...) cái điều người đọc muốn biết trước tiên và biết thật rõ (...) là: tập thơ này, quyển truyện này hay hay dở và hay dở đến mức nào. Có khi chỉ nghe một người quen phê bình cuốn sách bằng một câu, một chữ mà người ta lại thấy thỏa mãn hơn là đọc cả một bài dài trên báo.


(
Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, nxb. Văn Học, VN, 1982, tr. 205. Nhan đề phần trích do người chọn tạm đặt.)