“Uyển chuyển, thanh thoát, dứt khoát mà vẫn mềm mại, nhịp nhàng mà không đơn điệu”. Nét xưa còn thấy rõ trong nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20. (TT)



“Văn hóa Phùng Nguyên”

Hà Văn Tấn




Văn hóa Phùng Nguyên phân bố trong lưu vực sông Hồng (tr. 56)

Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa (tr. 57)

Ðiểm đáng chú ý trong đời sống kinh tế của cư dân văn hóa Phùng Nguyên là sự xuất hiện của đồng và thuật luyện kim. Ðồng đã có mặt ngay ở giai đoạn sớm nhất của văn hóa này (...) tìm thấy xỉ đồng, chứng tỏ con người đã luyện kim ở ngay đây (...) chưa tìm thấy những đồ đồng nguyên vẹn (...) đồ đồng còn rất hiếm (tr. 61-62)

cảm xúc về cái đẹp và tài năng nghệ thuật của chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên biểu hiện rõ ràng nhất trên đồ gốm (tr. 63)

Người Phùng Nguyên ưa thích họa tiết tạo nên bằng những đường cong. Tất cả đều uyển chuyển, thanh thoát, dứt khoát mà vẫn mềm mại, nhịp nhàng mà không đơn điệu. Sự hài hòa của bố cục hoa văn biểu hiện cả chiều ngang và chiều dọc đồ đựng và có sự phối hợp khéo léo giữa hoa văn và kiểu dáng (tr. 63)

Người chết (...) được đặt quay đầu về hướng đông (...) Phải chăng (...) sùng bái mặt trời (tr. 64)

Văn hóa Phùng Nguyên đã tồn tại trong nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên (tr. 64)

Cách đây 4000 năm, tụ cư ở vùng lưu vực sông Hồng và các chi lưu, các bộ lạc Phùng Nguyên (...) đã tạo nên những cơ sở vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời kỳ Hùng Vương. Tất cả các chứng cứ khảo cổ học đều nói lên rằng sự phát triển từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Ðông Sơn, qua các giai đoạn Ðồng Ðậu, Gò Mun, trong lưu vực sông Hồng, là liên tục. Ðiều đó không những chứng minh rằng văn hóa Phùng Nguyên là cội nguồn của văn minh sông Hồng mà còn chứng minh các bộ lạc Phùng Nguyên là cái lõi đầu tiên của dân tộc Việt (tr. 64-65)


(
Lịch sử Việt Nam, tập I, nxb. Ðại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1983)